DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH – SAO Y BẢN CHÍNH.

Mời Ace Dân Luật bình luận bài viết này nhé!
Chứng thực bản sao từ bản chính (sau đây gọi tắt là “chứng thực”) là việc UBND cấp xã hoặc Phòng tư pháp cấp huyện căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. (Khoản 5, Điều 2, Nghị định 79/2007/NĐ-CP).
Bản chính” được hiểu  là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao. (theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định 79/2007/NĐ-CP).
 
Giá trị pháp lý của bản sao được chứng thực từ bản chính”: Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.(Khoản 1, Điều 3 Nghị định 79/2007/NĐ-CP).
Trên đây là một số quy định liên quan đến việc Chứng thực bản sao từ bản chính, một việc hầu như ai trong chúng ta ít nhiều cũng có một đôi lần đi đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu thực hiện mà chúng ta vẫn thường có thói quen gọi là đi “công chứng giấy tờ”.
 
Liên quan đến vấn đề này hôm nay tác giả xin gửi đến quý đọc giả câu chuyện sau để quý vị độc giả có thể nhận thấy được việc áp dụng pháp luật hiện tại của các cơ quan Nhà nước của chúng ta hiện tại như thế nào:
Tôi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tố tụng nên việc đi chứng thực văn bản, giấy tờ mà hơn hết là tôi vẫn thường đi chứng thực các Bản án, Quyết định của Tòa án để nộp kèm theo Đơn kháng cáo hoặc là Đơn yêu cầu Thị hành án là việc làm khá thường xuyên. Hôm nay, sau khi nhận được ủy quyền từ khách hàng tôi cũng chuẩn bị hồ sơ để làm đơn yêu cầu thi hành án dựa trên một Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự của Tòa án nhân dân Thị xã S.Đ, tỉnh ĐT.  Như thường lệ hồ sơ nộp kèm theo đơn yêu cầu thi hành án bao giờ cũng phải có Bản án hoặc Quyết định đi kèm, theo như những nơi trước đây tôi từng nộp Đơn yêu cầu thi hành án thì Quyết định hoặc Bản án nộp kèm tôi đến UBND xã/phường chứng thực  là hợp lệ.
 
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trên tay, tôi liên hệ với cơ quan Thi hành án để nộp đơn, thật bất ngờ là cán bộ thụ lý đơn lại không chấp nhận  bản sao có chứng thực Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự mà tôi đã chứng thực tại một phường gần đó, cũng có chút bất ngờ nên tôi có phản ứng với cán bộ nhận đơn rằng : “Đây là bản sao có chứng thực của UBND phường thì nó có giá trị pháp lý sử dụng mà, nếu cần tôi xuất trình bản chính cho chị xem để đối chiếu” vừa nói tôi vừa lấy từ cặp mình ra bản chính của Quyết định để cho cán bộ nhận đơn đối chiếu., tuy nhiên cán bộ nhận đơn lại không đồng ý và hướng dẫn tôi phải liên hệ với Tòa án đã ra Quyết định để Sao y bản chính tại Tòa. Cùng lúc đó thì có 1 người mặc trang phục của Chấp hành viên đi ngang qua nghe thế nên cũng dừng lại, ghé vào và giải thích thêm với tôi là: “Cái này do Tòa án ban hành nên chỉ có Tòa án mới có quyền sao y, UBND phường không có quyền sao y cái này, mà chỉ được quyền sao y các giấy tờ khác thôi”. Thêm đó cán bộ nhận đơn còn nói thêm: “ Không hiểu tại sao phường này cũng chứng thực cái này…?”.
 
Đến đây thì tôi hiểu được “lệ” ở đây chắc chắn là phải qua Tòa Sao y bản chính mới có thể nộp đơn được nên cũng làm vẻ ngây ngô rồi qua Tòa  yêu cầu họ Sao y để nộp cho xong chứ “cự cãi” thêm mất công.
 
Sau buổi làm việc tôi đã liên hệ với một số người làm trong các cơ quan tư pháp ở địa phương đó để tìm hiểu nguyên nhân thì đã nhận được câu trả lời là ở đó người ta cho rằng  Bản án, Quyết định của Tòa án là văn bản không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật theo quy định tại Khoản 3, Điều 16, Nghị định 79/2007/NĐ-CP, tôi càng thấy ngạc nhiên tại sao lại có thể liệt kê Bản án, Quyết định (Dân sự) vào những văn abrn không được phép phổ biến trên các phương tiện đại chứng ??? trong khi theo quy định thì việc xét xử và ra bản án là công khai??? Và hàng ngày những tranh chấp dân sự vẫn được các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin ầm ầm???, vẫn biết “phép vua thua lệ làng” quy định của pháp luật thì chỉ có một, nhưng cách hiểu và áp dụng thì mỗi nơi trên Đất nước mình lại không giống nhau, người làm về tố tụng ngoài việc am hiểu các quy định của pháp luật còn phải nắm rõ lệ của mỗi địa phương mới có thể thực hiện công việc mình tốt hơn được.
Văn bản có tính chất song ngữ thì UBND cấp xã vẫn có quyền chứng thực.

Trong lúc  ngồi đợi chờ chứng thực tại UBND Phường N, thị xã S.Đ, tỉnh ĐT, có một cô gái đến yêu cầu được chứng thực Bằng Tốt nghiệp Đại học của mình thì được cán bộ chứng thực trả lời là văn bản này có tiếng Anh nên phải lên Phòng tư pháp huyện mới chứng thực được, vậy là cô gái kia phải lên Phòng tư pháp để chứng thực. Sau khi nhận hồ sơ tôi có trao đổi với cán bộ chứng thực:
-      Bằng tốt nghiệp Đại học vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt thì phường mình có quyền chứng thực chứ sao lại không có mà chị bảo người ta lên huyện chứng thực thì hơi mất công cho người ta đó.

-          Ở đây không chứng văn bản có tiếng nước ngoài được, có tiếng nước ngoài là phải lên huyện chứng anh ạ.
-         Ai bảo thế? tôi vẫn đi chứng bình thường mà?

-         Quy định mới là như vậy anh ạ….
 
Đúng là chỉ khổ cho người dân mà thôi, chắc là mấy anh chị cán bộ xã, phường chỉ đọc đến Điều 5 của Nghị định 79/2007/NĐ-CP mà lại không đọc hướng dẫn tại điểm c Mục 1, Thông tư  03/2008/TT-BTP : “c) Đối với các giấy tờ, văn bản có tính chất song ngữ (ví dụ: Hộ chiếu của công dân Việt Nam, chứng chỉ tốt nghiệp của các trường đại học Việt Nam liên kết với trường đại học của nước ngoài... trong đó có ghi đầy đủ bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) thì người yêu cầu chứng thực được lựa chọn chứng thực tại Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
QUYETQUYEN

http://thongtintuvanphapluat.blogspot.com/2013/10/chung-thuc-ban-sao-tu-ban-chinh-sao-y.html#more

  •  14546
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…