DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chúng ta học hỏi được gì từ Nhật Bản trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ?

Hiện nay Việt Nam rất tích cực trong việc "truy tìm" những bằng chứng lịch sử khẳng định về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa trên khắp thế giới. Và có thể nói giờ phút này chúng ta đã có một kho tài liệu chứng cứ lịch sử  không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông; Có thể nói là khá đồ sộ nếu so với các nước khác trong khu vực có tranh chấp. Có nhiều bằng chứng nhưng lại không làm được gì hơn ngoài việc cứ công bố hôm nay tìm được cái này, ngày mai tìm được cái nọ. Và sau mỗi lần công bố lại im lìm như chưa từng được biết đến. Chúng ta cứ nói muốn tìm hiểu thêm thông tin về chủ quyền quốc gia thì xin mời truy cập vào website về Hoàng Sa và Trường Sa. Ý kiến nghe tưởng chừng rất hay. Nhưng hãy nhìn về thực té một chút.  Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, dân số nước ta chủ yếu ở nông thôn và chủ yếu là nông dân. Vậy xin hỏi, làm sao để cho một người nông dân có thể truy cập vào được cái website đó khi đến cả việc sử dụng máy tính đối với họ phần đông là một khó khăn. Không phải hộ nông dân nào ở Việt Nam cũng có một chiếc máy tính có kết nối internet. Vậy phổ biến tuyên truyền như thế nào? Chuyển sang những người ngư dân, họ lo bám biển, không thể cứ đem theo một chiếc máy tính theo tàu ra khơi để lên mạng. Chung quy lại là những người dân ở thành phố mới có thể truy cập vào website đó. Thế nhưng cũng chẳng mấy ai hơi đâu để mà vào xem. Vậy câu hỏi được đặt ra hiện nay là chúng ta đã sưu tầm được nhiều tư liệu, chứng cứ lịch sử như thế để làm gì? Để làm cơ sở pháp lý trong giải quyết tranh chấp, để tuyên truyền hay chỉ để nói với con cháu chúng ta mai sau rằng đảo đó từng là của ta, biển đó từng là của ta? 

Hãy nên nhớ kẻ thù của chúng ta không phải chỉ mới xuất hiện trong một vài chục năm trở lại đây mà có cả ngàn năm trước.Có thể nói Trung Quốc là một con bạch tuộc lớn đang muốn nuốt gọn cái Biển Đông và senkaku của Nhật Bản để vươn ra Thái Bình Dương, nhằm khống chế con đường hàng hải quan trọng ở đây. Sự kiện mới đây là việc Trung Quốc đưa quân vào tajikistan.

Trên Biển Đông Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng và thô bạo hơn đối với đồng bào ta ngoài Biển Đông. Nhưng đổi lại chúng ta chỉ có việc trao công hàm và bị Trung Quốc bác bỏ hay phủ nhận. Tại sao chúng ta không học hỏi Nhật Bản trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo. Nhật Bản đã không ít lần làm cho Trung Quốc đau đầu trong việc tranh chấp senkaku. Nhật Bản đang thực hiện chiến lược "Tiên phát chế nhân" khiến cho Trung Quốc và Đài Loan không dám đâm chìm tàu cá hay bắt bớ ngư dân Nhật Bản trên biển như từng đã sảy ra với Việt Nam, thay vào đó là Nhật làm trước. Và thái độ của Nhật Bản được đánh giá là cứng rắn trong việc giải quyết tranh chấp. Trung Quốc to lơn nhưng Nhật Bản không sợ, không phải vì có Mỹ hậu thuẩn phía sau. Chúng ta từng thấy  Mỹ từng trung lập trong việc giải quyết tranh chấp giữa Nhật - Trung. ĐIều 9 Hiến pháp Nhật tuyên bố từ bỏ quyền chiến tranh, lực lượng quân đội Nhật không có, thay vào đó chỉ là một lực lượng phòng vệ, quân số ít. Đối với người Nhật thì họ luôn tự nhận mình, mỗi người Nhật là một hòn đất vô dụng, và thường nói với nhau rằng "Nhật Bản là một đất nước nghèo"

Ở Nhật vua không được gọi là "Hoàng đế" hay "Thiên Tử" mà lại gọi là "Thiên Hoàng". Việc gọi là "Thiên Hoàng" cũng có lịch sử riêng của nó. Người Nhật không muốn giống Trung Quốc và không muốn chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, nên rất sớm trong lịch sử người Nhật đã có hướng đi riêng, mà việc biểu hiện rõ nét nhất đó là gọi vua là "Thiên Hoàng". Và đến thế kỷ 19 khi các nước châu Á khác đều đi theo vết xe đổ của Trung Quốc tiến hành đóng cửa không giao thương với phương Tây. Còn Nhật lại chủ trương mở cửa và trở thành nước đế quốc đầu tiên ở châu Á đánh bại cả đế quốc Nga, đô hộ cả Triều Tiên và Mãn Châu. Đến khi những nhân sỹ Việt Nam thấy hướng đi của Nhật là đúng thì đã quá muộn.

Liệu rằng chúng ta có nên đi trước để dành thế chủ động, thay vì cứ "chạy theo phong trào" như hiện nay?

Từ những gì đã và đang xảy ra đối với Nhật Bản, chúng ta học hỏi được điều gì để đừng phải hối tiếc như cha ông chúng ta?

  •  6885
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…