DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chứng chỉ ngoại ngữ A B C sẽ bị khai tử?

Xu thế phát triển chung

Chứng chỉ TOEIC lần đầu tiên được tổ chức thi tại Việt Nam vào năm 2001 thông qua đại diện là IIG Việt Nam và được phổ biến, ưa chuộng 5 năm sau đó.

Trong vòng 7 năm trở lại đây hầu hết các cơ sở đào tạo trình độ đại học trên cả nước đều yêu cầu chuẩn tiếng Anh đầu ra theo điểm TOEIC và hầu hết các DN tư nhân đều áp dụng kết quả điểm TOEIC để đánh giá năng lực của ứng viên khi tham gia phỏng vấn, đặc biệt là tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Chứng chỉ A, B, C sẽ bị khai tử?

Bức tranh tại các cơ quan nhà nước

Mặc dù, chứng chỉ TOEIC được công nhận rộng rãi tại các quốc gia trên thế giới nhưng nó trở nên vô nghĩa khi ai đó muốn bước chân vào CQNN vì ở đây chỉ có chứng chỉ ngoại ngữ A B C mới được công nhận.

Đã xảy ra không ít trường hợp các bạn cử nhân tốt nghiệp với điểm TOEIC trên 800 nhưng khi nộp đơn thi tuyển (xét tuyển) vào CQNN thì bị từ chối thẳng thừng: chứng chỉ này không có giá trị, đi thi chứng chỉ A B C đi rồi hãy nộp hồ sơ, ở đây không chấp nhận Tô-Íc Tô-Éc nào hết!?

Điều này làm nhiều người đặt câu hỏi là chất lượng chứng chỉ A B C cao hơn chứng chỉ TOEIC?

Thực tế phũ phàng

Việc học để lấy các chứng chỉ A, B, C là vô cùng đơn giản, thậm chí nếu muốn mua bằng còn đơn giản hơn nhiều. Học đã không ra học, đến khâu tổ chức thi lại càng không minh bạch. Rất dễ xảy ra tiêu cực, đen trắng thật giả lẫn lộn, do vậy không đánh giá được chất lượng của người được cấp chứng chỉ.

Trong khi đó, chứng chỉ TOEIC được công nhận là thước đo mang tính chuẩn xác cao để đánh giá trình độ tiếng Anh của người được cấp chứng chỉ tại nhiều nơi trên thế giới, quy trình tổ chức thi nghiêm ngặt, chặt chẽ thì lại không được công nhận!?

Dấu hiệu thay đổi nhận thức

Vừa qua Bộ GDĐT đã ban hành Công văn 3755/BGDĐT-GDTX về việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Trong đó có quy định rằng: các sở GD&ĐT có thể xem xét các chứng chỉ khác như TOEFT, IELTS hoặc TOEIC…để đánh giá năng lực tiếng Anh của cán bộ, công chức và viên chức.

Như vậy, giá trị của TOEIC, TOEFT, IELTS đã bắt đầu được công nhận một ở mức khiêm tốn là có thể và phụ thuộc vào sự đánh giá của các Sở GDĐT nhưng dù sao, đây cũng là sự tiến bộ trong chính sách của Bộ GDĐT.

Kết quả tất yếu

Trong thời buổi hội nhập ngày nay, các DNNN cũng phải dần cổ phần hóa để theo kịp nhịp phát triển của thị trường.

Hơn ai hết các CB, CVC là người cần phải nâng cao năng lực làm việc và trình độ tiếng anh của mình thì mới mong rằng chúng ta có thể làm ăn với nước ngoài, có thể theo kịp đà phát triển chung của thế giới.

Nếu chúng ta vẫn còn ôm khư khư yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ A B C (made in Vietnam) mà không nước nào trên thế giới sử dụng khi tuyển dụng CB, CVC thì chắc chắn chúng ta sẽ bị tụt hậu.

 

  •  134393
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…