DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chúc Tết, nét văn hoá bị biến tướng theo thời gian

Chúc Tết, một nét văn hoá tốt đẹp và đã xuất hiện lâu đời của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về. Người Việt Nam mình có câu: "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" vẫn được nhắc tới cho đến ngày nay để gìn giữ truyền thống tốt đẹp của ông cha ta, thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn".Tặng quà tết còn mang ý nghĩa như một phép ứng xử thể hiện đạo lý , chia sẻ khó khăn, động viên khích lệ kịp thời cho những người xứng đáng trong xã hội.

Tết xưa, người ta tặng cho nhau những nhành mai, giỏ quà, một cặp bánh chưng,... nhằm thể hiện tình cảm, sự quý trong, chúc năm mới mang lại nhiều may mắn. Những món quà này không mang giá trị vật chất, không cần phải đắt tiền nhưng lại gửi gắm lời cảm ơn chân thành, tình yêu thương tốt đẹp. Món quà từ sự tự nguyện, thật đơn giản nhưng ý nghĩa, cả người tặng và người nhận đều vui vẻ, không vụ lợi. Thế nhưng, truyền thống chúc Tết trải qua hàng trăm năm và theo dòng lịch sử thì nó cũng bị biến tướng, làm mất dần đi nét văn hoá trong ngày lễ Tết của dân tộc ta.

Chúc Tết không còn là những giỏ quà, cái bánh hay nhành hoa mà thay vào đó là những món qua xa xỉ, những chai rượu ngoại đắt tiền, bao lì xì hàng trăm hàng ngàn Đô- la... nhằm một mục đích duy nhất đó là tạo sự "thuận lợi" để làm việc, thăng tiến trong năm nay. Và không còn là biểu hiện sự quý trọng, biết ơn mà là một dịp để người ta tìm đường núp bóng chúc Tết để đưa hối lộ, tìm cơ hội  thăng tiến, "chạy chọt"... Dường như, ngày nay ai nấy đi làm đều phải biết "nét văn hoá" mới biến tướng này, nếu lễ Tết mà không biết "chúc tụng" thì bị xem là khả năng ngoại giao kém, không biết quan hệ. Người chúc và người nhận cũng đã ngầm hiểu được tặng quà ở đây chỉ là sự "mua bán", trao đổi có mục đích.

Đến hẹn lại lên, mỗi khi Tết đến, vợ chồng lại ngồi bàn với nhau về việc "chúc Tết"  năm mới, "chúc" bao nhiêu để "hợp tình, hợp lý". Nhà nước cũng đã có các quy định đối với một số người không được chúc Tết, nhận quà Tết. Việc cấm như trên là hoàn toàn hợp lý khi mà nét văn hoá này ngày càng biến tướng xấu đi, nhưng việc cấm thì cấm, người chúc và người nhận vẫn bình thường, bởi vì ranh giới giữa những món quà truyền thống và món quà biến tướng thì thật không dễ dàng phát hiện. Vì vậy để loại bỏ sự biến tướng này mỗi khi dịp Tết đến thì không phải là chuyện dễ dàng.

Mời các bạn cùng thảo luận và cho ý kiến

  •  14614
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…