DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP: giáo viên phổ thông tự đánh giá hàng năm, nhà trường sẽ xét duyệt ba năm một lần

Giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. Phát triển nghề nghiệp cho giáo viên đang là vấn đề cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay. Nếu muốn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, quá trình phát triển nghề nghiệp giáo viên phải bao gồm những trải nghiệm có sự tham gia của các giáo viên tương lai và đang hành nghề vào việc học tập chủ động, cho phép họ xây dựng vốn kiến thức, hiểu biết và năng lực.

 

 

 

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên phổ thông về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học; năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ và năng lực phát triển quan hệ xã hội.

 

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2018, ngày 26/3/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng dự thảo "Thông tư Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông” (sau đây gọi tắt là dự thảo Thông tư), áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy tại các trường phổ thông; giáo viên dạy chương trình trung học cơ sở, giáo viên dạy chương trình trung học phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.

 

Hàng năm, giáo viên phổ thông phải tự đánh giá độ đạt chuẩn theo 05 tiêu chí. Hội đồng của trường sẽ xét duyệt ba năm một lần. Ngoài các tiêu chí về một giáo viên phổ thông "chuẩn", thông tư này còn đưa ra quy trình đánh giá, xếp loại.

 

Mục đích ban hành Chuẩn:

-Giúp giáo viên tự đánh giá từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

-Làm cơ sở để nhà trường đánh giá, xếp loại năng lực nghề nghiệp giáo viên từ đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên thường xuyên, liên tục.

-Làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên.

-Làm cơ sở để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng các chương trình bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của giáo viên phổ thông, giáo viên giáo dục thường xuyên và giáo viên các trường trực thuộc Bộ.

 

Trước đây, Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Chuẩn hiệu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông quy định về việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn tại điều 11, điều 12 như sau:

1.Về phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên:

-Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm. Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.

-Căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:  

Đạt chuẩn:

- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.

Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.

2.Về quy trình đánh giá, xếp loại: tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại; hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên và sau đó kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

Ngòai ra, việc thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên được thực hiện hằng năm vào cuối năm học. Đối với giáo viên trường công lập, ngoài việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn còn phải thực hiện đánh giá, xếp loại theo các quy định hiện hành.

 

Tuy nhiên đến nay, dự thảo "Thông tư Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông” đã thay đổi và quy định cụ thể hơn:

Mỗi giảng viên được đánh giá theo các nguồn thông tin sau: Báo cáo tự đánh giá; Các minh chứng trực tiếp của quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục (các giải pháp; các sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển chương trình; học liệu; tổ chức hoạt động giảng dạy, giáo dục và hoạt động xã hội; quyết định khen thưởng, kỷ luật; biên bản họp; các văn bằng, chứng chỉ liên quan) và ý kiến khảo sát của đồng nghiệp.

1.Về phương pháp đánh giá (điều10): Mỗi giáo viên được đánh giá theo từng tiêu chí và đánh giá chung.

Đánh giá theo từng tiêu chí: Mỗi tiêu chí được đánh giá theo các mức “Đạt”, “Khá”, “Tốt” và “Không đạt”.

Đối với mức “Đạt”, “Khá”, “Tốt” của tiêu chí: giáo viên cần đáp ứng yêu cầu của mức đó kèm theo minh chứng phù hợp.

Đối với mức “Không đạt”: giáo viên không đáp ứng được yêu cầu mức đạt của tiêu chí hoặc không có minh chứng để chứng minh.

Đánh giá chung: Căn cứ vào kết quả đánh giá từng tiêu chí, giáo viên sẽ được xếp loại đánh giá mức độ “Đạt”, “Khá”, “Tốt” hoặc “Không đạt”.

- Mức Đạt: Toàn bộ các tiêu chí phải được đánh giá từ mức đạt trở lên;

- Mức Khá: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên, trong đó đảm bảo tối thiểu 12/15 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí ở tiêu chuẩn 2 và tiêu chuẩn 3 (tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này) được xếp ở mức khá trở lên;

- Mức Tốt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức khá, trong đó đảm bảo tối thiểu 12/15 tiêu chí đạt từ mức tốt, trong có các tiêu chí ở tiêu chuẩn 2 và tiêu chuẩn 3 (tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này) được xếp ở mức tốt;

- Mức Không đạt: Có từ 01 tiêu chí trở lên không đáp ứng yêu cầu của mức đạt.

2.Về quy trình đánh giá (điều11): Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên theo Chuẩn và thành lập Hội đồng đánh giá. Số lượng thành viên Hội đồng đánh giá: từ 05 thành viên trở lên, đảm bảo các thành phần: Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng; thành viên là tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên trong nhà trường am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm; nắm vững quy trình, nội dung, phương thức đánh giá.

Giáo viên phổ thông sẽ được tổ chức đánh giá như sau: hội đồng lấy ý kiến của các bên liên quan: tự đánh giá , ý kiến khảo sát của đồng nghiệp tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp; Tổng hợp kết quả tự đánh giá, kết quả đánh giá của đồng nghiệp, kiểm tra minh chứng để đánh giá mức đạt theo từng tiêu chí và mức đạt chung; Gửi kết quả đánh giá chung và đánh giá theo từng tiêu chí cho giáo viên. Hội đồng đánh giá trao đổi với giáo viên nếu có những điểm khác biệt. Sau đó, kết quả cuối cùng sẽ do Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng đánh giá quyết định và dựa trên minh chứng; Cuối cùng, Hội đồng đánh giá báo cáo kết quả đạt chuẩn cho cơ quan quản lý cấp trên và công khai danh sách giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp

3.Về chu kỳ đánh giá (điều12): Theo định kỳ hằng năm, giáo viên tự rà soát, đánh giá theo Chuẩn (phụ lục 03) vào mỗi cuối năm học để tự xác định mức độ đạt được theo Chuẩn, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Theo định kỳ 03 năm/lần nhà trường tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn.

>>> Chi tiết xem thêm tại dự thảo Thông tư ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông

  •  18527
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…