DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chữa ngộ độc rượu bằng bia được Bộ Y tế quy định thế nào?

Theo hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc của Bộ Y tế, việc bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị sử dụng bia (chứa ethanol) để giải độc rượu (chứa methanol) là hợp lý.

Liên quan đến thông tin các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị truyền 15 lon bia để cứu sống bệnh nhân ngộ độc rượu có chứa Methanol, nhiều ý kiến cho rằng đây là phương pháp lạ và chưa hiểu rõ về phác đồ điều trị. 

Quy định về Hướng dẫn và xử trí ngộ độc do Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế ban hành ngày 31/8/2015, nêu rõ bệnh nhân bị ngộ độc rượu do có chứa chất methanol (cồn công nghiệp), với các tiêu chuẩn như nồng độ methanol trên 20 mg/dl, nhiễm toan chuyển hóa không giải thích được nguyên nhân, có thể dùng ethanol trong thời gian chờ đợi lọc máu hoặc đang được lọc máu.

Ethanol sẽ ngăn cản việc methanol chuyển hóa thành các chất độc (axit formic và format), methanol tự do sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua thận hoặc lọc máu.

Việc sử dụng ethanol hiệu quả, rẻ tiền nhưng có tác dụng phụ lên thần kinh trung ương, hạ đường huyết, rối loạn điện giải. Dù vậy, các bác sĩ có thể sử dụng ethanol đường uống đơn giản hơn, dễ theo dõi và điều chỉnh hoặc đường tĩnh mạch. Tại Quảng Trị, các bác sĩ đã áp dụng giải độc methanol cho bệnh nhân bằng cách sử dụng ethanol đường uống (sử dụng ethanol có trong bia).

Chua ngo doc ruou bang bia duoc Bo Y te quy dinh the nao? hinh anh 1
Bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật được truyền gần 5 lít bia để giải ngộ độc rượu. Ảnh: NV

Với cách làm này, Cục Quản lý Khám chữa bệnh quy định dùng rượu uống (chọn loại an toàn, có ghi rõ độ cồn), pha loãng thành rượu có nồng độ 20% (1 ml chứa 0,16 gram ethanol) và cho liều ban đầu 4ml/kg để uống hoặc nhỏ giọt vào sonde dạ dày, khi uống có thể pha thêm đường hoặc nước quả. Sau liều ban đầu này có thể cho uống liều duy trì, bằng khoảng 1/10 liều ban đầu. 

<strongr style="box-sizing: border-box; text-rendering: geometricPrecision;">Trong quá trình sử dụng ethanol đường uống, các bác sĩ cần theo dõi nồng độ ethanol trong máu (nếu có điều kiện), duy trì 100-150mg/dL. Theo dõi tri giác, nôn, uống thuốc, tình trạng hô hấp, mạch, huyết áp, đường máu, điện giải máu. Xử trí tai biến và cần đảm bảo bệnh nhân được cung cấp đủ glucose.</strongr>

<strongr style="box-sizing: border-box; text-rendering: geometricPrecision;">Bác sĩ sẽ ngừng ethanol khi bệnh nhân đạt các tiêu chuẩn sau: khoảng trống thẩm thấu máu về bình thường hoặc nồng độ methanol máu dưới 10m/dL. Tình trạng nhiễm toan chuyển hóa như mô tả trên và lâm sàng (đặc biệt thần kinh trung ương) đã cải thiện.</strongr>

ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh việc điều trị ngộ độc rượu bằng cách nào chỉ có thể tiến hành ở trong bệnh viện và dưới sự thực hiện của bác sĩ có chuyên môn, tuân thủ theo phác đồ điều trị, có sự giám sát thường xuyên.

Người dân không được tự dùng bia giải độc rượu trong cộng đồng vì không thể xác định được đúng tình trạng ngộ độc của cơ thể là do chất gì (methanol hay ethanol), khi đó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo: https://news.zing.vn/

 

  •  1884
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…