DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chủ mưu khai người mẹ biết con gái đi giao gà bị bắt cóc: Căn cứ nào để khởi tố?

Đến thời điểm hiện tại, vụ án nữ sinh ở Điện Biên bị giết khi đang đi giao gà vẫn gây chấn động đối với dư luận, tuy nhiên vấn đề càng trở nên gây bức xúc khi Chủ mưu Vì Văn Toán nói bà Hiền biết con gái đi giao gà bị bắt cóc. (Xem thêm: TẠI ĐÂY)

Trước đó, [Vnexpress] Theo Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên (Sùng A Hồng), nếu bà Trần Thị Hiền báo tin con gái bị bắt cóc chứ không phải mất tích thì việc cứu cô gái "rất đơn giản".

Theo ông Hồng, trong quá trình phá án, mẹ nạn nhân là bà Trần Thị Hiền liên tục gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Là người đầu tiên biết con gái bị nhóm người nghiện bắt cóc để gây sức ép do mình không trả nợ tiền mua ma tuý nhưng bà lại không báo trung thực với cảnh sát mà "chỉ nói con gái đi giao gà và mất tích".

Về vấn đề này có thể phân tích như sau:

Trường hợp biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong các trường hợp được quy định tại điều 390 BLHS.

Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội không tố giác tội phạm:

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Tuy nhiên để kết tội này phải đáp ứng đầy đủ Các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm được phân tích như sau:

* Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý.

* Mặt khách quan:

Có hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà mình biết rõ.

–  Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.

–  Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó

–  Tội phạm đã được thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm.

* Khách thể:

Làm ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.

* Chủ thể:

Là người có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chú ý:

- Tội phạm mà người phạm tội biết rõ là đang chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện phải là một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này. Những tội phạm khác dù biêt rõ đã chuẩn bị, đã hoặc đang thực hiện mà không tố giác thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

- Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự

Trường hợp không đủ căn cứ để kết luận bà Hiền biết việc nhóm của Toán bắt cóc con gái nên không xử lý về hành vi không tố giác tội phạm.

Phía Công an tỉnh Điện Biên xác định không đủ căn cứ để kết luận bà Hiền biết việc nhóm của Toán bắt cóc con gái nên không xử lý về hành vi không tố giác tội phạm.

 

  •  2691
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…