DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chồng ngoại tình: 04 điều vợ cần biết để đảm bảo quyền lợi

>>> Toàn bộ thủ tục thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn

>>> Trường hợp nào ngoại tình không bị xử phạt?

>>> Ngoại tình với người cùng giới có vi phạm pháp luật không?

Ngoại tình là vấn đề không còn xa lạ, khi mà điều kiện cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, yêu cầu giao tiếp xã hội ngày càng nhiều. Như vậy, khi người chồng ngoại tình, để đảm bảo quyền lợi của mình, người vợ cần biết một số vấn đề sau:

1. Quyền báo cho cơ quan có thẩm quyền

- Báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành chính như: công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, công chức Phòng tư pháp cấp huyện để lập biên bản xử lý hành chính đối với hành vi của chồng, cùng với người tình của chồng (trừ trường hợp người này chưa có chồng, chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với chồng bạn nhưng không biết chồng bạn đang có vợ). Bởi vì:

Căn cứ vào Điều 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1.Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.”

Theo đó, người chồng đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được Nhà nước ta bảo vệ.

Mức phạt đối với hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

Căn cứ Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”

- Xử lý hình sự: hành vi ngoại tình có thể phạm vào tội vi phạm chế độ một vợ một chồng quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015.

Như vậy, bạn có thể khởi kiện hoặc tố cáo khi có bằng chứng cho thấy chồng và nhân tình “chung sống như vợ chồng”.

2. Quyền yêu cầu ly hôn

Khi người chồng ngoại tình, người vợ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn (Căn cứ vào khoản 1, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014), ngay cả khi người chồng không đồng ý ly hôn. Bởi vì, người chồng đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình, không chung thủy trong quan hệ hôn nhân.

3. Được lợi thế khi chia tài sản chung:

Khi ly hôn, tài sản sẽ được phân chia theo thỏa thuận của vợ chồng. Nếu vợ chồng không thỏa thuận thì được chia theo quy định của pháp luật. Khi đó, về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có xem xét đến lỗi của các bên dẫn đến ly hôn.

Như vậy, việc chồng ngoại tình sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ chia tài sản chung, người vợ được tính thêm vào tỉ lệ chia tài sản chung. (Căn cứ điểm d Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP)

4. Có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn, nếu việc nuôi con hai vợ chồng không thỏa thuận được, thì sẽ do tòa án quyết định căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Do đó, nếu vợ chứng minh được trong quá trình chồng ngoại tình không chăm sóc tốt con, thường xuyên vắng nhà, không quan tâm con… thì nó sẽ là căn cứ để bạn có ưu thế giành quyền nuôi con.

Như vậy, khi chồng ngoại tình bạn có thể thực hiện những điều trên để đảm bảo quyền lợi của mình.

  •  11422
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…