DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cho người khác vay tiền nhưng không có giấy nợ làm sao để đòi lại

Thực tế việc cho vay tiền không có giấy tờ diễn ra khá phổ biến, như: vay tiền giữa bạn bè thân thiết với nhau, anh em họ hàng xa mượn tiền,..Đều dựa trên sự tin tưởng để cho mượn nên thường không có làm giấy nợ. Vậy, khi tranh chấp xảy ra rất khó để lấy lại tiền, tuy nhiên không phải không có cách. Vậy chúng ta phải làm thế nào?

Sau đây là bài viết về cách đòi tiền khi cho vay không có giấy nợ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn:

Theo đó, tại Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hình thức thể hiện giao dịch dân sự như sau:

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Theo quy định trên, việc vay tiền không nhất thiết phải lập thành văn bản mới có hiệu lực. Ngoài ra, vẫn được thế hiện dưới dạng lời nói, giao dịch điện tử,… để xác lập mối quan hệ vay giữa hai bên.

Vì đây là giao dịch dân sự, nên nếu đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp (Theo quy định tại Điều 91 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015) .

Chứng cứ có thể là: Tin nhắn trao đổi qua lại trên điện thoại; Email; zalo; Bản ghi âm, ghi hình buổi trao đổi vay mượn,….những chứng cứ liên quan đến việc thực hiện giao dịch vay tiền.

Nơi thụ lý giải quyết:

- Trường hợp: Bạn biết nơi cư trú của người vay, thì bạn gửi đơn kèm theo chứng cứ đến nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu giải quyết (Điều 39 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015);

- Trường hợp: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc của người vay thì bạn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết (điểm a, khoản 1, Điều 40 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015;

Trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó (Điều 27 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015) để giải quyết tranh chấp;

Ngoài ra: Nếu người vay có dấu hiệu cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Theo quy định tại Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015, được sửa đổi tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung 2017). Theo đó, bạn gửi đơn đến bộ phận tiếp nhận đơn thư tố giác của Cơ quan điều tra nơi bị đơn cư trú; để cơ quan điều tra tiến hành các bước xác minh thông tin.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết (Căn cứ Điều 146 Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015, hướng dẫn bởi Điều 14 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC).

Vậy, mặc dù không có giấy nợ hoặc hợp đồng vay tiền, nhưng nếu bạn có đủ bằng chứng chứng minh về giao dịch vay tiền giữa hai bên là sự thật, như: Tin nhắn, mail, đoạn ghi âm, người làm chứng,….thì hãy gửi đơn kèm chứng cứ lên tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết nhé.


Bài viết tham khảo:

>>>So sánh tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS 2015;

>>> Hướng dẫn cách đòi nợ khi không có giấy tờ gì chứng minh;

  •  1511
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…