DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ 01/11/2014

> Chính sách thuế có hiệu lực từ tháng 11/2014

> Văn bản nổi bật từ 20 – 26/10/2014

> Chính sách nổi bật có hiệu lực từ 21 – 31/10/2014

Từ ngày 01/11/2014, nhiều chính sách nổi bật bắt đầu có hiệu lực. Cụ thể như sau:

1. Nghị định 60: Cơ sở in, photocopy phải khai báo lại hoạt động

Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in có một số nội dung mới, đơn cử như sau:

Cơ sở in thuộc loại có giấy phép (GP) hoạt động trước ngày Nghị định có hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại GP chậm nhất là ngày 01/1/2015.

Cơ sở in thuộc loại không phải có GP và cơ sở photocopy hoạt động trước ngày Nghị định có hiệu lực phải hoàn thành đăng ký, khai báo chậm nhất là ngày 01/1/2015.

Cơ sở photocopy mới thành lập phải khai báo với UBND cấp huyện ít nhất 10 ngày trước khi hoạt động.

Ngoài ra, cơ sở in hoạt động trong khu dân cư trước khi Nghị định có hiệu lực thì phải dời ra ngoài khu dân cư trước năm 2025.

2. Nghị định 83: Quy định mới về kinh doanh xăng dầu

Không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa hai lần giảm và số lần giảm giá xăng – đó là nội dung mới được đề cập tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Mặt khác, thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười lăm ngày (quy định hiện hành tối thiểu là mười ngày) đối với trường hợp tăng giá.

Nghị định này thay thế Nghị định 84/2009/NĐ-CP, 118/2011/NĐ-CP.

3. Nghị định 84: Sẽ công khai thông tin đơn vị gây lãng phí ngân sách

Theo Nghị định 84/2014/NĐ-CP để hướng dẫn Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 thì các Cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí thì tùy vào quy mô, mức độ ảnh hưởng sẽ bị công khai thông tin theo một trong các hình thức sau:

- Công bố tại cuộc họp và niêm yết tại trụ sở;

- Đưa lên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của đơn vị;

- Thông báo trên các ấn phẩm báo chí hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

Nội dung công khai bao gồm tên, địa chỉ của đơn vị gây lãng phí; hành vi gây lãng phí; biện pháp đã xử lý với người có hành vi lãng phí.

Việc công khai thông tin này phải thực hiện chậm nhất là 3 ngày làm việc sau khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý.

4. Thông tư 24: 6 tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo

Thông tư 24/2014/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung quy định về quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; theo đó, đã bổ sung các tiêu chí cụ thể sau để xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo:

- Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo.

- Hộ mới thoát nghèo là hộ nghèo nhưng qua điều tra, rà soát hàng năm thì có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo.

- Hộ tái nghèo hoặc hộ nghèo mới phát sinh là hộ do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo.

- Hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo là hộ nghèo có ít nhất một thành viên còn khả năng lao động.

- Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ nghèo không còn thành viên nào có khả năng lao động.

5. Thông tư 25: Hướng dẫn đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài

Theo quy định mới tại Thông tư 25/2014/TT-NHNN, khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn còn dư nợ tại thời điểm tròn 1 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên sẽ phải đăng ký với Ngân hàng nhà nước.

(Riêng trường hợp bên vay hoàn thành việc trả nợ trong 10 ngày kể từ thời điểm trên thì không phải đăng ký).

Trường hợp việc rút vốn, trả nợ, chuyển phí thực tế thay đổi trong 10 ngày so với kế hoạch đã được xác nhận thì bên vay không cần đăng ký thay đổi với Ngân hàng nhà nước mà chỉ phải xác nhận với Ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ.

Các khoản vay nước ngoài đã thực hiện trước 01/11/2014 sẽ tiếp tục thực hiện theo văn bản xác nhận đã được cấp.

Trường hợp  phát sinh thay đổi liên quan đến khoản vay nước ngoài của bên vay sau ngày 1/11/2014, bên vay phải thực hiện đăng ký thay đổi theo thông tư này.

6. Thông tư 42: Quy định mới đối với xe tải tham gia giao thông

Thông tư 42/2014/TT-BGTVT quy định chi tiết về thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc và xe tải tham gia giao thông đường bộ sẽ thay thế Thông tư 32/2012/TT-BGTVT. Theo đó, quy định mới về thùng xe và mui phủ thùng xe như sau:

- Thùng không được có các kết cấu để làm tăng thể tích chứa hàng,

- Thùng hở của sơ mi rơ moóc tải dùng để chở hàng hóa phải được bố trí các khóa hãm công-ten-nơ.

- Tuân thủ quy định về chiều dài toàn bộ của xe, chiều dài đuôi xe (ROH), khối lượng toàn bộ, chiều cao, thể tích chứa hàng của xe theo các phụ lục II và III của thông tư này.

- Đối với mui phủ thì tấm phủ phải là bạt che, khoảng cách giữa 2 khung mui liền kề không nhỏ hơn 0,55m.

7. Thông tư 133: Xử phạt xe máy không nộp phí bảo trì đường bộ

Theo Thông tư 133/2014/TT-BTC thì trường hợp chủ phương tiện không nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Thông tư 186/2013/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan.

Như vậy, mức phạt sẽ từ 01 – 03 lần số tiền không nộp phí bảo trì đường bộ theo đầu phương tiện.

Xem “Điểm mới Thông tư 133 về phí sử dụng đường bộ” tại đây.

8. Thông tư liên tịch 02: Ít nhất 40% cán bộ UBDT phải là người dân tộc thiểu số

Trong tổng biên chế cán bộ công chức, viên chức của Ủy Ban Dân Tộc (UBDT) sẽ phải có ít nhất 40% vị trí dành cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số.

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-BNV-UBDT quy định chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, đối với các Vụ, đơn vị thuộc UBDT khi bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý phải có ít nhất một chức danh cấp trưởng hoặc cấp phó là người dân tộc thiểu số.

Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ, viên chức lãnh đạo là người dân tộc thiểu số.

Đối với UBND tỉnh, thành phố thì căn cứ vào định hướng, cơ cấu vị trí điều kiện của địa phương để xây dựng chính sách, tỷ lệ tuyển dụng người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan, tổ chức.

9. Quyết định 1018: Nhiều thay đổi về hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội

Hồ sơ tham gia BHXH của các doanh nghiệp sẽ có nhiều thay đổi theo hướng giảm tải đối với hồ sơ, ví dụ:

- Bỏ mẫu D01-TS, D01b-TS tại các thủ tục có yêu cầu như báo giảm lao động, ngừng đóng, tạm ngừng đóng BHXH…

- Bỏ danh sách người lao động tham gia BHXH có yêu cầu như thủ tục tham gia lần đầu, báo tăng, báo giảm lao động…

- Thay “tờ khai tham gia BHXH, BHYT”, “tờ khai tham gia BHXH tự nguyện”, “tờ khai tham gia BHXH” bằng “tờ khai tham gia BHXH, BHYT” mới và “tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT”.

- Định nghĩa cụ thể như thế nào là bản chụp và quy định cụ thể việc hồ sơ hưởng BHXH không yêu cầu bắt buộc phải nộp các chứng từ có công chứng.

Những thay đổi này được nêu cụ thể tại Quyết định 1018/QĐ-BHXH; các đơn vị sử dụng lao động nên tham khảo thông tin của văn bản này để đảm bảo việc thực hiện thủ tục có liên quan.

Xem Chính sách nổi bật có hiệu lực từ 02 – 10/11/2014 TẠI ĐÂY

  •  18417
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…