DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 04/2015

I/ Thông tư 01/2015/TT-BNV hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP và Quyết định 111-HĐBT do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.

Tăng thêm 8% mức trợ cấp hàng tháng trên mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12 năm 2014.

1. Công thức tính:

Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015

 

Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12 năm 2014

 

 

=

X

1,08

 

 

 

 

2. Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 của cán bộ xã già yếu nghỉ việc (đã làm tròn số theo công thức trên):

-Cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: 1.568.000 đồng/tháng.

-Cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 1.512.000 đồng/tháng.

-Các chức danh còn lại: 1.388.000 đồng/tháng.

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/04/2015, chế độ quy định tại  Thông tư này được thực hiện từ 01/01/2015 và thay thế Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BNV-BTC

 

II/ Nghị định 17/2015/NĐ-CP quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống

1. Đối tượng:

- Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Luật Viên chức năm 2010.

- Cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

- Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị sự nghiệp công lập và hội có tính chất đặc thù;

- Giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015.

- Viên chức làm việc trong Trạm Y tế xã theo quy định tại Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định về y tế xã, phường, thị trấn.

- Công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân.

- Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong tổ chức cơ yếu.

 

2.   Công thức tính như sau:

Mức tiền lương tăng thêm hàng tháng

 

Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh

 

Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng

 

 

=

x

x

8%

 

 

 

 

 Nghị định này có hiệu lực từ 06/04/2015, chế độ quy định tại Nghị định này được tính hưởng kê từ ngày 01/01/2015.

 

III/ Thông tư 07/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 196/2013/NĐ-CP quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm và Nghị định 52/2014/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Định kỳ 06 tháng và hàng năm, trước ngày 15/06 và 15/12, trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm báo cáo về tình hoạt động dịch vụ việc làm theo mẫu.03 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Định kỳ 06 tháng và hàng năm, trước ngày 15/06 và 15/12, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm báo cáo định kỳ 6 tháng và hằng năm về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm, trong đó nêu rõ về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của từng chi nhánh (nếu có) theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi chi nhánh đặt địa điểm hoạt động về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo định kỳ 6 tháng và hằng năm về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của địa phương theo mẫu số 05 trước ngày 20/06 và 20/12 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo Bộ Lao động – Thương binh và  Xã hội.

Thông tư có hiệu từ 10/04/2015, thay thế Thông tư số 20/2005/TT-LĐTBXH và Thông tư số 20/2005/TT-LĐTBXH.

 

IV/  Thông tư 08/2015/TT-BLĐTBXH quy định chương trình, giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh dùng cho trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Chương trình học mới có một số thay đổi so với quy định tại Quyết định 27/2007/QĐ-BLĐTBXH như sau:

- Chương trình mới không tính đơn vị thời gian theo tiết mà tính theo giờ và không được phân chia thành các học phần như cũ.

- Đối với chương trình dùng cho trình độ trung cấp nghề thì bài học “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” được đưa lên bài đầu tiên.

- Đối với chương trình cao đẳng nghề xuất hiện một số bài học mới như “Biển đảo Việt Nam, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/04/2015.

 

V/ Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác

Chế độ nhuận bút mới này có một số thay đổi nổi bật như sau:

- Thêm mới các chức danh được hưởng chế độ nhuận bút, thù lao;

- Tăng tỉ lệ phần trăm (%) chi phí sản xuất để tính nhuận bút trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh;

- Thay đổi tỉ lệ phần trăm (%) mức lương cơ sở tính nhuận bút tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh sử dụng để trưng bày, triển lãm;

- Mức nhuận bút tác phẩm mỹ thuật được tính theo tỉ lệ phầm trăm (%) giá thành tác phẩm.

Nghị định có hiệu lực từ 15/04/2015 và  thay thế Chương I, III, IV, VII, VIII, IX, X  Nghị định 61/2002/NĐ-CP

 

VI/ Thông tư 11/2015/TT-BLĐTBXH Quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về Lao động, Thương binh và Xã hội

Kỳ hạn và ngày gửi báo cáo thống kê tổng hợp về Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định như sau:

-Kỳ hạn gửi báo cáo là 01 năm, từ 01/01 đến 31/12.

-Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo chậm nhất là ngày 15/01 năm kế tiếp của năm báo cáo theo dấu bưu điện (trừ trường hợp mẫu biểu báo cáo yêu cầu khác).

-Các Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra Bộ tổng hợp thông tin thống kê gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính và Trung tâm Thông tin chậm nhất là ngày 31/01 năm kế tiếp của năm báo cáo.

Báo cáo phải được lập thành văn bản và tệp dữ liệu điện tử định dạng Excel, đồng thời phải có chử ký, đóng dấu xác nhận của Thủ trưởng đơn vị báo cáo.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25/4/2015.

  •  8509
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…