DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chia sẽ _ Danh mục ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định

hi vọng tài liệu này hữu ích cho mọi người

Danh mục ngành, nghề đòi hỏi vốn pháp định

TT

Ngành nghề

Văn bản pháp luật

Tóm tắt nội dung

Nhận xét, kiến nghị

1

Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài – Đ.8(2)

107/2007/ND-CP – Đ.3

- Có vốn pháp định là 5 tỷ đồng (là một điều kiện để được cấp giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài)

- Ngoài ra, còn phải ký quỹ 1 tỷ đồng.

Đ10(1) - vốn pháp định + GCN ĐKKD là một trong những điều kiện để được cấp Giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên có 2 vấn đề chưa rõ:

+ Khi ĐKKD thì có cần phải có xác nhận về vốn pháp định chưa?

+ Hồ sơ, trình tự, thủ tục, hình thức xác nhận vốn pháp định là chưa rõ; biện pháp để duy trì đủ mức vốn pháp định trong quá trình hoạt động = ?

2

Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề (có vốn đầu tư nước ngoài)

Luật dạy nghề - Đ.52

- Yêu cầu trong hồ sơ thành lập có văn bản chứng nhận của ngân hàng về vốn điều lệ

Trong hồ sơ Cấp GCN đầu tư, có yêu cầu là có văn bản chứng nhận của ngân hàng về vốn điều lệ. Do đó, có thể hiểu đây không phải là yêu cầu về vốn pháp định.

Tuy nhiên, yêu cầu này không rõ về hồ sơ, trình tự, thủ tục xác nhận và mục đích của việc xác nhận vốn điều lệ này.

3

Sản xuất phim

- Luật điện ảnh – Đ.14

- NĐ 96/2007/NĐ-CP – Đ.11

- Có vốn pháp định là 1 tỷ (để được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim)

Theo Đ.14 Luật điện ảnh thì GCN đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim được coi là một trong những điều kiện, ngoài các điều kiện theo quy định của LDN, để thành lập doanh nghiệp này. Điều này có nghĩa là GCN đủ điều kiện đươc cấp trước khi ĐKKD.

Khi doanh nghiệp chưa được thành lập, thì GCN đủ điều kiện này sẽ cấp cho ai? Trình tự, thủ tục, hình thức xác nhận vốn pháp định là chưa rõ.

4

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

- NĐ 104/2007/NĐ-CP – Đ.13

- Có vốn pháp định là 2 tỷ và coi như là một điều kiện kinh doanh.

Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ > vốn pháp định

- Xác nhận về vốn là một loại giấy tờ trong hồ sơ ĐKKD.

- Hình thức xác nhận về vốn pháp định có được quy định trong NĐ – Đ.16

5

Kinh doanh bất động sản

Luật kinh doanh bất động sản – Đ.8

TT 36/2006/TT-BTC

- Yêu cầu có vốn pháp định

Là điều kiện để ĐKKD. Tuy nhiên:

+ Chưa rõ yêu cầu về vốn pháp định là bao nhiêu.

+ Hồ sơ, trình tự, thủ tục, hình thức xác nhận về vốn pháp định.

6

Doanh nghiệp cảng hàng không

Luật hàng không dân dụng Việt Nam – Đ. 63

76/2007/NĐ-CP

83/2007/NĐ-CP – Đ.22(1)

Điều kiện cấp giấy phép:

- “Điều kiện về vốn” -

- Vốn pháp định 100 tỷ đối với kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế; 30 tỷ khi kinh doanh tại cảng hàng không nội địa

- Là điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không; cấp sau khi ĐKKD. Tuy nhiên, chưa rõ về hồ sơ, trình tự, thủ tục và hình thức xác nhận về vốn pháp định; biện pháp đảm bảo duy trì vốn pháp định.

7

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không

Luật hàng không dân dụng – Đ.65

83/2007/NĐ-CP – Đ.22(2)

Điều kiện cấp giấy phép:

- “Điều kiện về vốn”

- Cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế là 30 tỷ; nội địa là 10 tỷ

Tương tự như trên

8

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Luật hàng không dân dụng – Đ. 110

76/2007/NĐ-CP – Đ.8

Điều kiện cấp giấy phép:

- Đáp ứng điều kiện về vốn.

- 500 tỷ (quốc tế) & 200 tỷ (nội địa) = đối với hãng có từ 1-10 tàu bay

- 800 tỷ (quốc tế) & 400 tỷ (nội địa) = hãng có 11-30 tàu bay

- 1000 tỷ (quốc tế) và 500 tỷ (nội địa) = hãng có trên 30 tàu bay

- Kinh doanh hàng không chung = 50 tỷ

Tương tự như trên

9

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ

Luật chứng khoán – Đ.62

14/2007/NĐ-CP – Đ.18

- Điều kiện thành lập & hoạt động của công ty

1. Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là:

a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;

b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;

c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;

d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.

Mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam.

Đây là điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khóan, công ty quản lý quỹ. Giấy phép này sẽ do UBCK cấp. Nói cách khác, công ty này không đăng ký tại phòng ĐKKD.

10

Các tổ chức tín dụng (các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính)

Luật ngân hàng nhà nước Việt nam (1997&2003)

Luật các tổ chức tín dụng (1997&2004)

141/2006/NĐ-CP

Xem chi tiết phụ lục 1

Ngân hàng sẽ cho phép thành lập các tổ chức tín dụng. Vốn điều lệ thực góp phải bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định.

11

Sở giao dịch hàng hóa

158/2006/NĐ-CP – Đ.8

Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

+ Vốn pháp định: 150 tỷ đồng

Bộ TM cấp giấy phép này. Tuy nhiên, chưa rõ về hồ sơ, trình tự, và hình thức xác nhận về vốn pháp định

12

Doanh nghiệp là thành viên môi giới Sở giao dịch hàng hóa

158/2006/NĐ-CP – Đ.19

- Điều kiện hoạt động đối với thành viên môi giới trên Sở Giao dịch hàng hóa

- Vốn pháp định: 5 tỷ VND

Là điều kiện để Sở giao dịch hàng hóa chấp nhận là thành viên môi giới trên sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, hồ sơ, trình tự và hình thức xác nhận về vốn pháp định là chưa có.

13

Doanh nghiệp là thành viên kinh doanh Sở giao dịch hàng hóa

158/2006/NĐ-CP.

- Vốn pháp định là trên 70 tỷ đồng

Là điều kiện để Sở giao dịch hàng hóa chấp nhận làm thành viên kinh doanh. Tuy nhiên, hình thức của xác nhận về vốn pháp định là chưa rõ.

14

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ

18/2005/NĐ-CP – Đ.32

- Vốn pháp định không thấp hơn 10 tỷ đồng

Giấy phép thành lập và hoạt động do Bộ Tài chính cấp

15

Kinh doanh vận tải đa phương thức

125/2003/NĐ-CP – Đ.6

- Có tài sản tối thiểu 80.999 SDR

Là điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức; sau khi đã ĐKKD.

16

Nhà xuất bản

Luật xuất bản 2004 – Đ.12 (4)

111/2005/NĐ-CP

TT 30/2006/TT

- Có vốn được coi là 1 trong những điều kiện để thành lập nhà xuất bản

Bộ VH-TT cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản.

NĐ & TT không đề cập đến vốn pháp định là bao nhiêu







Một số nhận xét rút ra:

Trên đây là thống kê 16 lĩnh vực/ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có vốn pháp định. Danh mục này có thể là chưa đủ. Tuy nhiên, từ phân tích trên có thể có một số nhận xét sau về các quy định về vốn pháp định:

1. Có 2 loại yêu cầu về vốn pháp định. Loại thứ nhất là yêu cầu về vốn pháp định được coi như là 1 điều kiện để doanh nghiệp (sau khi thành lập) xin các giấy phép kinh doanh chuyên ngành. Ví dụ, trong lĩnh vực hàng không, đưa người lao đ��ng đi làm việc ở nước ngoài,.... Điều này có nghĩa là sau khi ĐKKD, thì doanh nghiệp sẽ phải xin giấy phép kinh doanh để được quyền kinh doanh trong lĩnh vực, nghề tương ứng (tuy nhiên có trường hợp xin giấy phép kinh doanh chuyên ngành trước, như kinh doanh sản xuất phim).

Loại thứ 2 là yêu cầu khi đăng ký kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp này, trong một số lĩnh vực thì việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại các cơ quan, Bộ quản lý ngành, như UBCK, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa thông tin,... Trong một số ít lĩnh vực thì được đăng ký tại cơ quan ĐKKD, như kinh doanh bất động sản, dịch vụ đòi nợ.

Vấn đề đặt ra, là đối với trường hợp thứ nhất (là điều kiện để xin giấy phép kinh doanh chuyên ngành), thì khi ĐKKD, doanh nghiệp có cần phải có xác nhận về vốn pháp định trong hồ sơ ĐKKD không?????

2. Về hình thức của yêu cầu về vốn pháp định.

- Một số ngành có yêu cầu đó là vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định (trong lĩnh vực tín dụng).

- Một số ngành yêu cầu mức tài sản tối thiểu (trong trường hợp này có thể hiểu là vốn pháp định không?), Ví dụ: vận tải đa phương thức

- Các trường hợp còn lại không quy định cụ thể là gì? Trong các trường hợp này, thì đều không có quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục và hình thức (xác nhận) chứng minh đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định. Hơn nữa, không có trường hợp nào quy định về biện pháp/cách thức duy trì mức vốn pháp định.


Phụ lục 1

STT

Loại hình tổ chức tín dụng

Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm

2008

2010

I

Ngân hàng



1

Ngân hàng thương mại



a

Ngân hàng thương mại Nhà nước

3.000 tỷ đồng

3.000 tỷ đồng

b

Ngân hàng thương mại cổ phần

1.000 tỷ đồng

3.000 tỷ đồng

c

Ngân hàng liên doanh

1.000 tỷ đồng

3.000 tỷ đồng

d

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

1.000 tỷ đồng

3.000 tỷ đồng

đ

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

15 triệu USD

15 triệu USD

2

Ngân hàng chính sách

5.000 tỷ đồng

5.000 tỷ đồng

3

Ngân hàng đầu tư

3.000 tỷ đồng

3.000 tỷ đồng

4

Ngân hàng phát triển

5.000 tỷ đồng

5.000 tỷ đồng

5

Ngân hàng hợp tác

1.000 tỷ đồng

3.000 tỷ đồng

6

Quỹ tín dụng nhân dân



a

Quỹ tín dụng nhân dân TW

1.000 tỷ đồng

3.000 tỷ đồng

b

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

0,1 tỷ đồng

0,1 tỷ đồng

II

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng



1

Công ty tài chính

300 tỷ đồng

500 tỷ đồng

2

Công ty cho thuê tài chính

100 tỷ đồng

150 tỷ đồng

  •  16390
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…