DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chi phí khấu hao TSCĐ:Sự khác biệt giữa quy định của thuế và kế toán.

Chi phí khấu hao TSCĐ:Sự khác biệt giữa quy định của thuế và kế toán.

Mặc dù chi phí khấu hao TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên chi phí của DN, nhưng sự khác biệt giữa kế toán và thuế đang khiến cho các DN lung túng trong vấn đề ghi nhận chi phí khấu hao TSCĐ.

Chi phí khấu hao TSCĐ không sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ.


Theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, mọi TSCĐ hiện có của DN có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh trong kỳ; khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác.


Theo quy định của thuế, tại Khoản 2, Điều 9, Phần C, Thông tư số 203/2009TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, "2. Các khoản chi phí khấu hao TSCĐ quy định tại Điểm 2.2, Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp."


Tại điểm 2.2, Mục IV, Phần C- Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi khấu hao TSCĐ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:


"2.2. Chi khấu hao TSCĐ thuộc một trong các trường hợp sau:


a) Chi khấu hao đối với TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.


Riêng TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại DN như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do DN đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế."


Chi phí KH TSCĐ chưa đứng tên sở hữu của DN.


Theo quy định của thuế, Phần C, Mục IV Thông tư 130, điểm b): Chi phí khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của DN (trừ TSCĐ thuê mua tài chính) thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.


Theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, chi phí khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của DN trong một số trường hợp cụ thể vẫn được ghi nhận vào chi phí của DN.


Ví dụ 1: DN X mua căn hộ để làm văn phòng, nhưng vì lý do nào đó chưa chuyển được tên trong sổ đỏ theo tên DN, nghĩa là DN chưa chứng minh được văn phòng làm việc đã mua thuộc quyền sở hữu của mình. Theo quy định của thuế, chi phí khấu hao văn phòng làm việc đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lý của DN. Nhưng trên thực tế, rõ ràng, văn phòng làm việc là thuộc quyền sở hữu của DN, nên theo quy định của kế toán chi phí khấu hao, văn phòng làm việc vẫn được ghi nhận vào chi phí của DN.


Chi phí khấu hao TSCĐ là ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống ứng với nguyên giá trên 1.6 tỷ và TSCĐ là du thuyền, máy bay.


Theo quy định của thuế, Phần C, Mục IV, Thông tư 130, Điểm e, phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1.6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chờ người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao TSCĐ từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với TSCĐ là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch.


Ô tô chở khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn.


Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các DN đăng ký và hạch toán trích khấu hao TSCĐ nhưng trong Giấy chứng nhận ĐKKD của DN không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, du lịch.


Theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, chí phí khấu hao TSCĐ là ô tô vẫn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để xác định chi phí kế toán, dù tài sản ấy có trị giá là 2-3 tỷ hay hơn nữa vẫn tính khấu hao cho đối tượng và bộ phận sử dụng tài sản đó.


Đồng thời, tàu bay, du thuyền nếu là tài sản hiện có của DN đều phải trích khấu hao và chi phí khấu hao được ghi nhận bình thường.


Ví dụ 2: Tháng 3/2009, Công ty A mua một chiếc xe 5 chỗ ngồi, trị giá 2,3 tỷ đồng. Thời hạn sử dụng khấu hao TSCĐ do Bộ Tài chính quy định đối với thiết bị phương tiện vận tải đường bộ là 10 năm. Theo đó, mức trích khấu hao trung bình hàng năm là 230 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thì nguyên giá làm cơ sở tính trích khấu hao TSCĐ được trừ chỉ là 1.6 tỷ đồng. Như vậy, DN chỉ được trừ chi phí KHTSCĐ là 160 triệu đồng/năm thay vì 230 triệu đồng/năm. Khoản chi phí chênh lệch 70 triệu đồng phải hạch toán vào thu nhập sau thuế TNDN.


Ví dụ 3: DN B trong năm 2009 có mua 01 chiếc xe ô tô 7 chỗ ngồi giá trị xe là 1,5 tỷ đồng, thuế GTGT là 75 triệu đồng, lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký xe là 100 triệu đồng. Do DN B mua chiếc xe ô tô này bằng tiền mặt mà không thực hiện thanh toán qua ngân hàng nên không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà thuế GTGT đầu vào được tính vào nguyên giá TSCĐ. Như vậy, tổng nguyên giá TSCĐ của chiếc xe ô tô lúc này sẽ là 1,675 tỷ đồng (1,5 + 0,075 + 0,1). Vậy, DN B chỉ được trích khấu hao TSCĐ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế theo nguyên giá của xe với mức khống chế là 1,6 tỷ đồng.


Trên đây là một số điểm khác nhau trong vấn đề ghi nhận chi phí khấu hao TSCĐ giữa kế toán và thuế. Đây cũng là một trong những vấn đề vướng mắc của các DN hiện nay. Nên chăng, phần chi phí khấu hao TSCĐ được kế toán ghi nhận nhưng không được thuế coi là chi phí hợp lý thì trừ thẳng vào phần lợi nhuận sau thuế thu nhập DN. Như vậy, sẽ giúp cho kế toán vẫn xác định đúng chi phí theo quy định của kế toán, còn lợi nhuận chịu thuế thì vẫn được xác định đúng theo quy định của thuế.


Hy vọng, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế sẽ xem xét vấn đề này để có những quy định phù hợp giúp cho các DN nói chung và người làm công tác kế toán nói riêng có được sự thuận lợi trong việc hạch toán nói riêng có được sự thuận lợi trong việc hạch toán chi phí, xác định lợi nhuận chịu thuế. Đồng thời, để trách việc kế toán lách luật thuế, trốn thuế đưa thêm các chi phí vào DN để bù đắp những chi phí của kế toán mà không được thuế ghi nhận. Mặt khác, sự thống nhất giữa kế toán và thuế sẽ giúp cho những người quản lý thuế được thuận lợi hơn trong vấn đề thanh tra, quyết toán thuế./.


(Theo TC Kế toán và Kiểm toán)

  •  39504
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…