DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chi nhánh công ty có thể đương nhiên là đương sự tham gia vụ án dân sự của tòa án không?

  • Địa vị pháp lý của chi nhánh Công ty hay Chi nhánh Doanh nghiệp được xác định như thế nào khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

  • Chi nhánh của pháp nhân có được tham gia tố tụng tại vụ án dân sự không? Giám đốc chi nhánh có thể tham gia tố tụng không? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Chi nhánh, giám đốc chi nhánh không thể tự mình tham gia quan hệ pháp luật tố tụng mà có thể tham gia khi được pháp nhân và người đứng đầu pháp nhân ủy quyền.

    Quy định của Bộ luật Dân sự về pháp nhân, tại Điều 84 Bộ luật Dân sự có quy định:

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

    • Được thành lập hợp pháp;
    • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
    • Có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
    • Nhân danh mình tham gia các qua hệ pháp luật một cách độc lập.

    Tại Điều 92 Bộ luật Dân sự quy định: Chi nhánh của pháp nhân là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có trách nhiệm thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của pháp nhân kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh không phải là pháp nhân, người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện.

    Tại Điều 93 Bộ luật Dân sự quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân thì: Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

    Tại Điều 91 Bộ luật Dân sự quy định: Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân thủ các quy định về đại diện tại Chương VII, phần đại diện của Bộ luật này.

    Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Dân sự thì: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chính là người đứng đầu pháp nhân được quy định tại Điều lệ của pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Người đại diện theo pháp luật của Pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    Từ những quy định trên có thể thấy rằng:

    Đối với pháp nhân là Công ty thì chi nhánh chỉ là đơn vị phụ thuộc, không thể độc lập tham gia quan hệ dân sự, khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, Chi nhánh và người đứng đầu của chi nhánh chỉ là đại diện cho pháp  nhân, phải nhân danh pháp nhân và chịu trách nhiệm thực hiện các công việc theo ủy quyền đúng thời hạn và phạm vi ủy quyền.

    Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định về Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự theo đó:

    • Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định…
    • Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

    Đương sự là cơ quan tổ chức thì do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng.

    Như vậy, chi nhánh không thể là Đương sự của vụ án mà Pháp nhân mới là đương sự của vụ án dân sự. Pháp nhân có thể ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh tham gia tố tụng. Hay chi nhánh không thể là Nguyên đơn, Bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

    Luật sư Ngô Thế Thêm

    Điện thoại: 090.474.9996. Email: luatsungothethem@gmail.com

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DOANH GIA

     

  •  20835
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…