Bạn đã từng phê bình tôi là chưa đọc kỹ, là vội vàng.
Nhưng ở chính chủ đề này thì bạn cũng bị mắc lỗi tương tự như vậy, xem ra thì bạn vẫn chưa đọc kỹ câu hỏi của bạn sanxlhp và phần trả lời của tôi,nên vẫn chưa hiểu hết được bản chất của vụ việc,và số ngày nghỉ phép của NLĐ có thể còn nhiều hơn con số 17 ngày nếu phù hợp với các điều kiện của Luật lao động.
Tôi phân tích cho bạn hiểu rõ vấn đề nhé:
Trích tại Khoản 1 Điều 74 Luật lao động ghi:
Mục a) 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường (
thường áp dụng cho bộ phận gián tiếp).
Mục b) 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi (thường áp dụng cho công nhân)
Mà ở phần câu hỏi đã xác định được bạn ấy là công nhân. Tuy nhiên bạn ấy không nói rõ làm công việc gì?
Bởi vậy phần trả lời chưa thể khẳng định được bạn sanxlhp là công nhân thuộc Mục b hay Mục c trong khoản 1 Điều 74.
Vì thế trong câu trả lời của tôi có ghi : người lao động
sẽ được nghỉ 17 ngày phép trong năm mà vẫn được hưởng nguyên lương. Trong đó, thời gian nghỉ
phép là 14 ngày; thời gian đi đường đến nơi nghỉ phép (cả ngày đi và
ngày về) là 2 ngày. Thâm niên công tác được tính vào thời gian nghỉ
phép: 1 ngày.
Cũng tại khoản 4 điều 9 của NĐ 195/1994 có ghi:
Tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi
đường do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận; đối với người lao
động làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo) khi đi
nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương
cho những ngày đi đường.
Tại Khoản 4 Điều 9 của NĐ này NLĐ sẽ được hưởng nguyên lương của những ngày đi đường.
Bạn sanxlhp sẽ được hưởng tiêu chuẩn như ở trên nếu rơi vào những điều kiện đó.
Cập nhật bởi trantuoanh vào lúc 13/07/2009 13:51:02
Cập nhật bởi trantuoanh vào lúc 13/07/2009 16:05:26