DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chế định miễn trách nhiệm hình sự có đồng nhất với miễn truy tố hình sự?

 

>>>Miễn trách nhiệm hình sự áp dụng trong giai đoạn nào của vụ án?

>>>So sánh Miễn TNHS, Miễn hình phạt và Miễn chấp hành hình phạt theo Bộ luật hình sự 2015

>>>Cần hiểu như thế nào là "Bản cáo trạng"?

Lịch sử lập pháp nước ta trong lĩnh vực tố tụng hình sự từng ghi nhận về khái niệm “miễn tố” (hay miễn truy tố) trong một số văn bản như: Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960; Thông tư liên bộ số 427/TT-LB giữa Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 28/6/1963 quy định tạm thời một số nguyên tắc về quan hệ công tác giữa VKSNDTC và BCA; Thông tư liên bộ số 1/TT-LB ngày 23/1/1984 giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ về quan hệ giữa hai ngành kiểm sát và công an trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra;… Xong, kể từ khi pháp điển hóa Bộ luật hình sự 1985 Bộ luật tố tụng hình sự 1988, chế định miễn truy tố không còn được sử dụng nữa.

Trước đây, theo quy định tại Công văn số 108/HĐNN7 ngày 13/06/1987 của Hội đồng Nhà nước giải thích một số vấn đề trong Bộ luật Hình sự, khái niệm miễn tố và miễn trách nhiệm hình sự là đồng nhất với nhau:

“Miễn tố là một khái niệm pháp lý được dùng trước khi có Bộ luật hình sự. Với khái niệm này có những cách hiểu khác nhau.

Vì vậy, Bộ luật hình sự không dùng khái niệm miễn tố nữa, mà dùng khái niệm miễn trách nhiệm hình sự (Điều 48). Miễn trách nhiệm hình sự là biện pháp chỉ áp dụng trong trường hợp đã xác định rõ hành vi của bị can là tội phạm, và xác định rõ bị can ở vào điều kiện quy định ở Điều 48 của Bộ luật hình sự để miễn trách nhiệm hình sự. Việc miễn trách nhiệm hình sự có thể được quyết định ở giai đoạn điều tra, cũng có thể được quyết định ở giai đoạn xét xử.

Ngoài quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 48 của Bộ luật hình sự, Viện kiểm sát nhân dân còn có quyền đình chỉ tố tụng và chuyển vụ án sang cơ quan hành chính hoặc tổ chức xã hội để xử lý bằng biện pháp khác, hoặc đình chỉ tố tụng vì không có hành vi phạm tội, hoặc vì người có hành vi nguy hiểm cho xã hội thực hiện hành vi đó trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự v.v…

Các quyết định của Viện kiểm sát nhân dân đối với những trường hợp này không phải là miễn tố.”

Với nội dung giải thích tại quy định trên thì chế định miễn trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành cũng chính là chế định miễn truy tố trong quy định pháp luật hình sự trước đây, đơn giản chỉ khác nhau về mặt sử dụng từ ngữ. Xong, có ý kiến cho rằng: cách hiểu này có phần không hợp lý bởi hai khái niệm này là khác biệt:

+ Miễn trách nhiệm hình sự: khái niệm mang tính nội dung;

+ Miễn truy tố: khái niệm mang tính chất hình thức của thủ tục tố tụng.

Miễn trách niệm hình sự được quy định trong bộ luật hình sự và là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) ra các quyết định chấm dứt trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Miễn truy tố là một trong những loại quyết định đó và thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát. Nói cách khác, một người được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát thì họ sẽ nhận được quyết định miễn truy tố.[1]

Theo quan điểm cá nhân, mình cho rằng nhận định trên là hợp lý, khái niệm miễn trách nhiệm hình sự và miễn truy tố là mối quan hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật hình thức, theo đó hai chế định này mang những khác biệt cơ bản như sau:

TIÊU CHÍ

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

MIỄN TRUY TỐ

Định nghĩa

Là việc không bắt buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà người đó đã thực hiện.

Là việc không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội trước Tòa án.

Đối tượng áp dụng

+ Người đã bị kết án hoặc người đã bị truy tố trước Tòa án (bị cáo);

+ Người chưa bị truy tố trước Tòa án (bị can).

 

+ Người chưa bị truy tố trước Tòa án (bị can).

-> Không thể có thủ tục miễn truy tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội nhưng không có tư cách bị can (ví dụ như bị cáo).

Giai đoạn áp dụng

+ Khởi tố;

+ Điều tra;

+ Truy tố;

+ Xét xử.

+ Truy tố

Thẩm quyền áp dụng

+ Cơ quan điều tra;

+ Viện kiểm sát;

+ Tòa án

 

+ Viện kiểm sát

 

 



[1]  Ths. Hoàng Hải Yến, Một số vấn đề về miễn truy tố trong Tố tụng Hình sự, Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 01 (05) năm 2015.

 
  •  1258
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…