DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chạy xe đạp thể thao lấn làn ô tô bị xử lý ra sao?

Người đi xe đạp thể thao đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đường dành cho người đi bộ, đi cả trong công viên, vượt đèn đỏ, thậm chí chạy thành đoàn trong làn ôtô bất chấp nguy hiểm... là chuyện xảy ra như cơm bữa nhiều thành phố lớn. Hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?

Vào mỗi buổi sáng, không hiếm khi chúng ta bắt gặp các đoàn xe đạp thể thao chạy vào buổi sáng. Và đa số người điều khiển xe đạp thuộc độ tuổi trung niên, các cán bộ, viên chức hưu trí. Trên người họ trang bị đầy đủ đồ nghề, đồng phục, dụng cụ bảo vệ thân thể, đèn chớp tín hiệu rất chuyên nghiệp.

Không gì đáng nói khi những chiếp xe đạp thể thao này vô tư di chuyển vào làn ô tô, vượt đèn đỏ và chạy dàn hàng 3-4.

Điều này rất nguy hiểm, cụ thể là các xe này không chạy đúng làn đường nên đã xảy ra không ít vụ va chạm, tai nạn giữa xe đạp và ô tô, dẫn đến hậu quả nặng nề cho người đi xe đạp.

xe-dap-lan-lan

Xe đạp thể thao là gì?

Xe đạp thể thao là các dòng xe được trang bị bộ truyền động giúp người lái điều khiển xe và điều chỉnh tốc độ nhanh - chậm với các loại địa hình khác nhau một cách dễ dàng.

Bởi sự tiện ích của nó, mà nhiều người sử dụng loại xe này để rèn luyện thể thao, nâng cao sức khỏe. Chẳng hạn là việc chạy xe đạp thể thao này vào buổi sáng.

Thường những người này có thể chạy riêng rẽ hoặc thành một đoàn người với số lượng có thể lên tới 10 mấy chiếc xe.

Việc luyện tập thể thao là rất tốt nếu  những người điều khiển xe tuân thủ đúng luật giao thông.

Xử lý vi phạm

Nhận thấy sự nguy hiểm của hành vi chạy xe đạp thể thao lấn làn ô tô, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang,… là rất cao nhưng do sự vô tư và không lường trước được hậu quả xảy ra nghiêm trọng thế nào của những người điều khiển xe. Rất nhiều trường hợp vi phạm khi thấy CSGT liền dừng lại và khiêng xe từ làn ôtô qua dải phân cách để vào làn bên trong.

Có trường hợp còn nguy hiểm hơn khi quay xe chạy ngược chiều. Xe máy, ôtô chạy vào đường cấm khi thấy chốt thì không thể trốn đi đâu được. Nhưng riêng những người đi xe đạp này, do trọng lượng xe quá nhẹ, nên chỉ cần một tay cũng có thể nhắc bổng chiếc xe qua làn khác, vậy là thoát được.

Bên cạnh đó, mức phạt hành vi chạy vào đường cấm của xe đạp còn thấp, chủ yếu xử phạt theo từng đợt ra quân nhỏ lẻ, nên nhiều người vi phạm vẫn xem nhẹ.

Theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền 300.000 - 400.000 đồng đối với người lái xe đạp đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển "Cấm đi ngược chiều".

Phạt tiền 100.000 - 200.000 đồng đối với người đi xe đạp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông căn cứ tại điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Phạt tiền 80.000 – 100.000 đồng đổi với người điều khiển xe đạp đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên căn cứ tại điểm g Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tuy nhiên, khi xử phạt vi phạm hành chính, CSGT đang thi hành công vụ được phép ra quyết định (xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản) xử phạt cảnh cáo và các hành vi vi phạm được quy định mức phạt tiền không quá 250.000 đồng nên người đi xe đạp vi phạm các lỗi trên có thể đóng phạt và nhận biên lai tại chỗ.

  •  370
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…