DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Cháy cơ quan BHXH vì không chốt BH cho người lao động” ?

Mấy nay đọc báo rồi lướt các trang mạng, thấy dân tình bức xúc chuyện người lao động đóng BHXH đúng hạn theo quy định pháp luật nhưng vẫn chưa được chốt sổ BHXH khi về hưu hay khi nghỉ hưởng chế độ thai sản.

Rồi mình còn nghe phong phanh, tin “cháy cơ quan BHXH do không chốt sổ BHXH”, tìm trong các báo không thấy, mới vỡ lẽ tin đó ám chỉ việc bức xúc của nhiều người lao động hiện nay trong việc chậm trễ chi trả chế độ BHXH.

Có người ròng rã mấy năm trời chỉ để đi đòi quyền lợi BHXH. Điển hình là vụ việc này:

http://nld.com.vn/ban-doc/gian-nan-di-doi-che-do-bhxh-20150622213446369.htm

Sự việc chậm trễ chi trả BHXH không phải chỉ diễn ra mới đây mà đã tồn tại từ những năm trước đây, có điều tốc độ lan truyền thông tin hiện nay mạnh mẽ hơn trước. Vì thế, vấn đề này được đem lên bàn cân để mổ xẻ.

Hiện nay, quy định pháp luật đã có cơ chế nào xử lý khi cơ quan BHXH chậm trễ trong việc chốt sổ BHXH cho người lao động chưa? Trong khi thực tế, theo quy định pháp luật có quy định về tiền phạt chậm đóng BHXH.

Mức lãi suất chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN áp dụng từ ngày 01/01/2015 là 7.54%/năm (tương đương 0.628%/tháng) theo Công văn 542/BHXH-THU.

Một số cơ quan BHXH đổ lỗi cho việc thiếu thủ tục này, thủ tục nọ. Bắt đầu tham gia đóng BHXH thì dễ nhưng đến lúc muốn đóng lại rất khó, nhập nhằng nhiều thủ tục, khiến cho người lao động cảm thấy rối khi muốn nhận tiền BHXH.

Đó chính là lý do khiến người lao động bức xúc khi Luật bảo hiểm xã hội 2014 ra đời, bãi bỏ quy định về việc cho hưởng BHXH 1 lần sau 1 năm nghỉ việc. Sau sự phản đối của đông đảo công nhân, đến chiều ngày hôm qua 22/6/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần sau 1 năm nghỉ việc.

Thiết nghĩ, nếu việc nhận BHXH khi người lao động có nhu cầu chốt sổ ví như đến tuổi nghỉ hưu hay nghỉ thai sản dễ dàng thì cũng không xảy ra sự bức xúc khi thay đổi cơ chế tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 vừa qua.

  •  3790
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…