DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Chậm trả lương ngày Tết cho NLĐ: DN có phải trả thêm lãi suất?

Tại nhiều doanh nghiệp (DN), tình trạng người lao động (NLĐ) không được nhận lương đúng hạn vào mỗi dịp Tết không phải chuyện hiếm gặp. Tiền lương là nguồn thu nhập giúp đảm bảo bảo chi tiêu nhu cầu cá nhân của NLĐ và đảm bảo đời sống gia đình của họ. Vậy trong trường hợp này, quyền lợi của NLĐ sẽ được pháp luật bảo vệ nghư thế nào? DN không trả lương đủ và đúng hạn sẽ bị pháp luật xử lý ra sao?

Quy định pháp luật về ngày trả lương và nguyên tắc trả lương

Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012, nguyên tắc trả lương được quy định với ba tiêu chí, đó là:

(1) Trực tiếp;

(2) Đầy đủ;

(3) Đúng thời hạn: nghĩa là DN phải có nghĩa vụ trả lương đúng thời điểm mà hai bên đã thỏa thuận thỏa thuận ấn định.

Như vậy, DN có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ tiền lương đúng hạn cho NLĐ theo thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng lao động mà hai bên ký kết.

Một số trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng hạn

Pháp luật cho phép DN không thể trả lương đúng hạn vì những nguyên nhân khách quan như do: thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác ( địch họa, dịch bệnh,…) mà sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng.

Quyền lợi NLĐ khi bị chậm trả lương

Nếu không trả lương đúng hạn thì ngoài “phần lương chậm trả”, DN phải trả thêm cho NLĐ như sau:

- Thứ nhất: nếu thời gian chậm trả lương dưới 15 ngày thì NSDLĐ không phải trả thêm.

- Thứ hai: khi thời gian chậm trả từ 15 ngày trở lên thì NSDLĐ phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Trường hợpn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

Như vậy, tùy thuộc vào thời gian chậm trả lương cũng như những yếu tố tác động khác mà DN sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo từng trường hợp xác định cụ thể.

Xử phạt đối với hành vi chậm trả lương của DN

Cần có chế tài để răn đe hành vi vi phạm nghĩa vụ trả lương của DN, đồng thời cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của NLĐ bảo vệ tốt hơn. Do vậy, nếu DN không trả đủ lương cho NLĐ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

“Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên."

Ngoài ra, DN còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Nói thêm: Khi bị chậm trả lương, NLĐ nên có những biện pháp để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình: Trước hết, nếu DN không trả lương trong thời gian quá 15 ngày, người lao động có thể tiến hành trao đổi thương lượng với phía công ty thông qua việc gửi đơn kiến nghị yêu cầu công đoàn đề nghị công ty thanh toán lương. Trường hợp DN vẫn không giải quyết, người lao động có thể tiến hành giải quyết tại hòa giải viên lao động tại Phòng Lao động Thương binh Xã hội của UBND quận/huyện nơi công ty có trụ sở.

  •  2282
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…