Tôi xin tham gia chủ đề này một chút.
Trước đây khi tư vấn những trường hợp này tôi cũng đặt ra câu hỏi như bạn RIA đang đưa ra để thảo luận và lúc đó thì tôi hiểu theo tinh thần của luật cũ nên tư vấn cho người sử dụng lao động là không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp này. Tuy nhiên, hôm nay gặp chủ đề này và nghiên cứu lại câu chữ điều luật thì tôi có ý kiến như sau:
Để phân tích vấn đề tôi xin viện dẫn lại quy định của vấn đề này theo thời gian từ BLLĐ 1994 đến nay:
khoản 3, Điều 111, Bộ luật lao động 1994 viết:
quote= khoản 3, Điều 111, Bộ luật lao động 1994 được sửa đổi năm 2002]
3- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động
[/quote]
khoản 3 và 4, Điều 55, Bộ luật lao động 2012 viết:
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
----
Tôi hiểu quy định tại khoản 3 Điều 155 BLLĐ 2012 theo nghĩa của ngữ pháp như bạn RIA, có nghĩa là: Người sử dụng lao động không được lấy lý do kết hôn, mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi để đơn phương chấm dứt HĐLĐ và sa thải, đồng thời theo quy định tại khoản 4 thì người sử dụng lao động không được xử lý KỶ LUẬT LAO ĐỘNG trong trường hợp người lao động đang mang thai, nuôi con, nghỉ các chế độ BHXH, nuôi con dưới 12 tháng tuổi NHƯNG người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng trong các trường hợp được quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động.
Tôi nhận thấy quy định tại khoản 3, 4, Điều 155 BLLĐ 2012 quy định tương tự quy định của Khoản 3 Điều 111 BLLĐ 1994 nhưng khác với quy định tại Khoản 3 Điều 111 của Bộ luật Lao động được sửa đổi năm 2002, bởi lẽ theo quy định tại k3 Điều 111 BLLĐ 1994 (sửa đổi 2002) thì trong thời gian người lao động nữ mang thai, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được HOÃN việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ và kỷ luật lao động.
-------
Quan điểm cá nhân của tôi thì tôi cho rằng khi xây dựng BLLĐ 2012 thì nhà lập pháp đã bỏ quên sự sửa đổi năm 2002 mà kế thừa quy định của BLLĐ 1994 nên đã dẫn đến nhiều cách hiểu như hiện nay. Hy vọng trong thời gian sắp tới các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Lao động 2012 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Thân ái!
Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 24/02/2015 01:21:38 CH