DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cha mẹ chết, ai là người đại diện của con chưa thành niên?

Đại diện cho con chưa thành niên khi cha mẹ chết

Đại diện cho con chưa thành niên khi cha mẹ chết

Những giao dịch của người chưa thành niên cần có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật và cha mẹ chính là người đại diện đó. Trong trường hợp cha mẹ mất, ai sẽ là người thực hiện vai trò này?

Ai đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên?

Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người đại diện theo pháp luật của cá nhân:

“Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

…”

Theo đó, ngoài cha mẹ, đối tượng kế tiếp có thể trở thành đại diện theo pháp luật của một cá nhân là người giám hộ.

Giám hộ của con chưa thành niên là ai?

Những đối tượng được giám hộ theo Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

“1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

…”

Theo đó, con cái chưa thành niên mà không còn cha, mẹ thì sẽ là đối tượng đương nhiên có người giám hộ, những người có thể trở thành giám hộ trong trường hợp này theo Điều 52 BLDS 2015 là:

(1) Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

(2) Trường hợp anh, chị em ruột không còn hoặc không có thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

(3) Trường hợp không còn ai ở mục (1) và (2) còn sống thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Trong trường hợp không còn ai ở 3 trường hợp kể trên, con chưa thành niên sẽ được cử người giám hộ theo quy định tại Điều 54 BLDS như sau:

- Trường hợp người chưa thành niên không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

- Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

- Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.

- Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ, được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

Như vậy, khi cha mẹ chết, con chưa thành niên sẽ có người giám hộ đương nhiên là 1 trong số các thành viên trong gia đình hoặc họ hàng, nếu không ai trong họ hàng còn sống hoặc tranh chấp nên không chọn ra được người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải cử người giám hộ.

  •  4080
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…