DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CGST xịt hơi cay vào người điều khiển phương tiện dẫn đến tử vong: Xử lý thế nào?

Theo tuoitre.vn, một tổ CSGT tại tỉnh Đồng Tháp truy đuổi xe máy không chấp hành hiệu lệnh, sau đó xịt hơi cay vào người điều khiển phương tiện dẫn đến người này tông xe vào lề đường khiến một người chết, một người bị thương nặng. Vậy tổ CSGT trong trường hợp này ngoài bị đình chỉ công tác thì sẽ bị xử lý như thế nào dưới góc độ pháp luật?

Cũng theo tuoitre.vn khi trả lời câu hỏi liên quan đến việc CSGT có được xịt hơi cay về phía xe đang chạy, một đại diện Phòng tham mưu Công an tỉnh Đồng Tháp cho hay: "Theo quy định, trong quá trình CSGT tuần tra, phát hiện người điều khiển phương tiện có vi phạm, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, gây nguy hiểm đối với người thi hành nhiệm vụ thì được phép sử dụng công cụ hỗ trợ, trong đó có xịt hơi cay.

Như vậy để xác định được trách nhiệm pháp lý đối với tổ CSGT trong vụ việc thì phải làm rõ ba vấn đề sau đây:

*Bình xịt hơi cay có được xem là phương tiện nguy hiểm hay nguồn nguy hiểm cao độ hay không?

Bình xịt hơi cay (cũng được gọi tắt là OC spray - Oleoresin Capsicum) là một thiết bị tự vệ (đôi khi để tấn công) bằng cách bất ngờ phun các chất cay như hạt tiêu, ớt, các chất hóa học gây cay khác về phía mặt đối thủ gây chảy nước mắt, đau đớn và có thể gây mù tạm thời, được sử dụng trong chống bạo động, tự vệ cá nhân.

*Hành vi của tổ CSGT là trực tiếp hay gián tiếp gây tai nạn chết người?

Vấn đề được đặt ra ở đây là hành vi dùng bình xịt hơi cay là nguyên nhân trực tiếp hay là hành vi gián tiếp dẫn đến tai nạn chết người kia.

Theo quan điểm của tôi, vụ việc trên rơi vào trường hợp gián tiếp gây tai nạn chết người; vì có thể thấy, tổ CGST thuộc tỉnh Đồng tháp không phải là người trực tiếp gây ra tai nạn, mà đã thông qua một dụng cụ, phương tiện khác (cụ thể là bình xịt hơi cay) dẫn đến tai nạn trên.

Tuy nhiên, có thể khẳng định, đây là một hành vi với lỗi cố ý gián tiếp vì khi thực hiện hành vi trên thì tổ CSGT nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. 

*Xác định trách nhiệm pháp lý

Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến việc dùng bình xịt hơi cay của tổ CSGT xuất phát từ hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông của nạn nhân. Tuy nhiên sẽ có một số ý kiến cho rằng, trách nhiệm của người thi hành pháp luật không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo quy định pháp luật, mà còn phải lường trước được những hậu quả có thế xảy ra.

Theo tôi, chúng ta sẽ phải chờ kết quả xác minh và báo cáo từ Phòng CSGT tỉnh Đồng Tháp về vụ việc trên để có cái nhìn khách quan nhất. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật, tổ CSGT kia có thể phải chịu trách nhiệm pháp luật, cụ thể như sau:

- Phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân do sử dụng phương tiện nguy hiểm không phù hợp dẫn đến tai nạn thương vong theo quy định Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

- Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Luật Hình sự sửa đổi 2017 về tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ dẫn đến chết người; theo đó mức phạt, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; ngoài ra, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ.

  •  2860
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…