DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CẮT LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHƯA RA QUYẾT ĐỊNH CHO THÔI VIỆC THÌ CÓ ĐÚNG LUẬT KHÔNG?

Em chào các luật sư, 

Em là nhân viên làm cho một trường cao đẳng thuộc khối nhà nước. Em vào làm cho nhà trường từ từ tháng 2/2006. Sau đó em được ký hợp đồng không thời hạn với nahf trường.

Năm 2008, trường cho em đi học cao học. Em có ký cam kết với trường là sau khi tốt nghiệp sẽ về phục vụ cho trường ít nhất 6 năm.  Trong thời gian em đi học, Trường hỗ trợ em 15 triệu đồng tiền học phí để đi học, được hưởng nguyên lương và phụ cấp theo đúng quy định. Tuy nhiên, do trường cao đẳng thiếu giảng viên nên trong thời gian em đi học nhà trường vẫn xếp lịch cho em dạy bình thường, em đã phải nghỉ học rất nhiều buổi nếu lịch học và lịch dạy trùng nhau. Trong suốt 3 năm học cao học, nhà trường bắt em dạy đủ 280 tiết chuẩn mỗi năm như những giaos viên bình thường khác. Tháng 89/2011 em tốt nghiệp và vẫn tiếp tục làm việc ở trường bình thường.

Trong thời gian công tác tại trường, do phát hiện được một số sai phạm của lãnh đạo nhà trường, em đã gởi đơn đến các đơn vị có thẩm quyền nhờ can thiệp. Sau đó lãnh đạo nhà trường cũng bị xử lý. Nhưng cùng từ đó, em bị trù dập liên miên, bị gây khó dễ trong công việc. Do không chịu được sự chèn ép của nhà trường, nên ngày 1/7/2012, em nộp đơn xin thôi việc (có biên nhận của nhà trường) 

Sau ngày em gởi đơn khoảng 40 ngày làm việc, nhà trường mới mời em lên giải quyết đơn xin thôi việc của em. Họ không đồng ý cho em nghỉ. Nhưng lúc đó em đã chuyển trường cho con và gia đình đã chuyển đến 1 chổ ở mới cách trường em công tác hơn 300km. Lúc đó em có trình bày sự việc với nhà trường và em nói là em sẽ làm việc ở trường đến khi 45 ngày báo trước (kể từ ngày em nộp đơn thôi việc) thì em sẽ nghỉ. Sau đó Em có làm đơn báo cáo sự việc này lên Sở GD&ĐT tỉnh để nhờ can thiệp. Thì sau đó họ gởi công văn về trường yêu cầu trường xem xét cho em thoi việc theo nguyện vọng.  Sau đó đến 18/9/2012, em chính thức nghỉ việc ở trường. Đầu tháng 10/2012 nhà trường đã cắt lương của em, thu hồi thẻ bảo hiểm y tế của em mà không ra quyết định cho em thôi việc.

Sau khi em chính thức nghỉ việc ở trường, nhà trường giử hồ sơ của em lại đó mà không chuyển lên cơ quan cấp trên để giải quyết chế độ thôi việc cho em.

Đến tháng 1/2013 (sau khi em chính thức thôi việc hơn 3 tháng), sở GD&ĐT tỉnh gởi cho em quyết định bồi hoàn kinh phí đào tạo sau đại học mà em đã nhận. Nhưng họ bắt em bồi thường 100% kinh phí mà em đã nhận.  Thấy sự việc vô lý nên em đã làm đơn gởi về Sở để yêu cầu họ giải thích lý do tại sao sau là trong suốt thời gian em đi học, trường bắt em phải làm việc đủ giờ chuẩn như những giáo viên khác (nhiều lúc em phả bỏ học để về làm việc ở trường)  và sau khi em tốt nghiệp, em đã công tác ở trường được 1 năm nhưng tại sao lại bắt em bồi thường 100% kinh phí đào tạo? sau đó họ có mời em về giải quyết nhưng vẫn bắt buộc em bồi hoàn 100% kinh phí. Trong cuộc họp ngày hôm đó, em có đề nghị họ chuyển hồ sơ của em lên cấp trên vì em không chấp nhận bồi thường 100% kinh phí. 

 

Đến nay đã 1 năm trôi qua mà sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Các vị luật sư vui lòng tư vấn giúp em là:

1. Trường cắt lương của em mà không ra quyết định thôi việc cho em là đúng hay sai? Tính đến giờ nhà trường vẫn chưa ra quyết định thôi việc cho em. Vậy em có thể khởi kiện nhà trường và yêu cầu nhà trường phải trả lương cho em từ lúc em nghỉ việc cho đến khi em nhận được quyết định thôi việc hay không?

2. Việc sở GD&ĐT yêu cầu em bồi thường kinh phí 100% trong khi em đã làm đủ giờ chuẩn trong suốt thời gian đi học và sau khi tốt nghiệp em cũng có về trường công tác 1 năm sau khi tốt nghiệp là đúng hay sai? Tỷ lệ bồi thường được tính như thế nào? 

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các luật sư

Trân trọng kính chào!

 

 

 

 

 

 

 

  •  4619
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…