DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cảnh sát Giao thông, CSCĐ, CS Hình sự - kiểm tra, bắt bớ người tham gia giao thông Có Đúng Luật ??

Hiện nay, tình trạng bắt bớ người tham gia giao thông của Công an, Cảnh sát đang diễn ra quá phổ biến. Việc trao quyền, ủy quyền cho các lực lượng chuyên biệt phối hợp xử lý vi phạm Giao thông ngày càng quá mức bình thường.


Và thậm chí, giới truyền thông đang cổ súy cho tình trạng này:

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/dem-trang-cua-doi-dac-nhiem-tren-duong-pho-ha-noi/
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/dac-nhiem-ha-noi-truy-bat-nguoi-vi-pham-giao-thong/

=> Liệu đây đã là Những Hành động Đúng Luật và Có ích thực sự cho Xã Hội

Hay nó sẽ trở thành: Nguy cơ cho sự "Xâm Phạm Quyền Công Dân" và "Tình trạng lạm quyền, lộng quyền của Cán bộ NN"


Theo tôi, có mấy điểm cần nói đến (theo quan điểm chủ quan) như sau:

1. Người vi phạm Luật Giao thông: chỉ có thể xử lý theo Quy định của Pháp luật giao thông theo thủ tục Vi phạm Hành Chính


Bắt người chỉ áp dụng trong Luật hình sự, hoặc theo thủ tục Hành chính khi có Quyết định bằng Văn bản của Tòa án, VKS hoặc của Các cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp phạm tội quả tang trong Luật hình sự thì mới bất cứ ai cũng có quyền được bắt.

Các hành vi Chống người thi hành Công vụ chưa có dấu hiệu của Tội phạm - thì cũng không được quyền bắt bớ.

2. Thế nào là Phạm tội "Chống Người thi hành công vụ" - theo Điều 257 Bộ luật Hình sự

Để xác định là có Dấu hiệu Phạm tội thì cần thiết phải được hiểu theo đúng Luật và Luật cần thiết phải quy định thật rõ.

Dấu hiệu "Chống người thi hành công vụ" để Công an, Cảnh sát coi là Phạm Tội và được quyền bắt ngay khi người phạm tội thực hiện đó là:

+ 1. Dùng vũ lực hoặc Đe Dọa dùng vũ lực hoặc dùng Thủ đoạn khác (thủ đoạn tức là phải tinh vi, có tác dụng không kém hơn so với việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực - Cán bộ, Cơ quan NN không được phép giải thích bừa bãi cho các trường hợp được coi là Dùng Thủ Đoạn khác)

+ 2. Nhằm mục đích: Cản trở người thi hành công vụ cản trở việc thực hiện Công vụ của họ.

Người thi hành Công vụ phải có giấy tờ chứng minh là Người của Cơ quan NN có thẩm quyền đối với lĩnh vực đang cần xử lý.

Đang thi hành công vụ là phải đang thực hiện công việc trong thẩm quyền của mình, theo đúng Thủ tục Luật định.

Công an GT, CSCĐ được coi là Thi hành công vụ nếu trong ca họ làm việc, hoặc trong giờ làm việc được phân công, trừ khi phân công, trao quyền kiểu "được phép làm nhiệm vụ nhà nước bất cứ lúc nào".

Ngoài ra, chỉ được coi là Thi hành Công vụ nếu họ Thực hiện Công việc của mình theo đúng Trình tự, thủ tục Luật định.

Mọi hành vi kiểm tra xe, bắt giữ xe, bắt giữ người Không đúng thẩm quyền, không đúng với hành vi vi phạm đều Không Được Coi là Hành vi Thi Hành Công vụ.

3. Trường hợp đã bắt, mà không xác định được có Phạm tội theo Luật hình sự là "Tội Chống Người Thi hành công vụ" (Đ 257 BLHS)

Khi đó thì Cơ quan Công an, và những thằng có liên quan đều phải chịu trách nhiệm Bồi thường, xin lỗi, và xử lý theo quy định chung của Pháp luật.

Việc bồi thường thiệt hại sẽ phải thực hiện theo Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11

Và thậm chí, việc bắt người không đúng của Công an còn có thể bị truy cứu Trách nhiệm Hình sự về tội:

"Bắt giữ người trái Pháp luật" - theo Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Đồng thời, người xử lý sai còn phải chịu biện pháp xử lý trong ngành vì giải quyết vụ việc yếu kém, xâm phạm quyền lợi công dân, gây mất uy tín của Nhà nước.

------------------------------------------------

Hãy hành động vì một Xã Hội Dân Chủ - Công bằng.

  •  20726
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…