DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cảnh giác với rủi ro khi thanh toán bằng ngoại tệ

 

Khi tiến hành ký kết hợp đồng, trong nhiều trường hợp các bên sẽ đặt ra thắc mắc: Các hợp đồng có điều khoản thanh toán bằng ngoại tệ thì có dẫn đến hậu quả hợp đồng đó vô hiệu hay không?

Bài viết này sẽ phân tích những quy định của pháp luật hiện hành để làm rõ vấn đề này.

1. Khía cạnh pháp lý
Tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 và  Điều 3 Thông tư số 32/2013/TT/NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Namquy định:
“Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.”

Như vậy, trừ những trường hợp được phép theo quy định tại ĐIều 4 Thông tư số 32/2013/TT/NHNN, pháp luật hiện hành cấm mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện bằng ngoại hối. Do đó, những hợp đồng nào có điều khoản thể hiện giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ thì đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Sự vi phạm đó là cơ sở để Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội” thì vô hiệu.


2.   Từ thực tiễn xét xử
Thực tiễn xét xử lại không hoàn toàn giống như vậy. Theo như Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP của Hội Đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì chia ra làm hai trường hợp và có cách giải quyết khác nhau: 
 + Trường hợp 1:  
Nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng sau đó các bên có thoả thuận thanh toán bằng Đồng Việt Nam thì không bị coi là vô hiệu toàn bộ.

Với hợp đồng này, yếu tố thanh toán bằng Đồng Việt Nam rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu lực toàn bộ của cả hợp đồng. Tuy nhiên, điều khoản này vẫn bị vô hiệu vì vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật. Còn những điều khoản khác còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực và thực tế cho thấy, Tòa án sẽ buộc các bên thỏa thuận lại các điều khoản này cho phù hợp với quy định của pháp luật.
 + Trường hợp 2:  
Nếu trong nội dung của hợp đồng kinh tế các bên có thoả thuận thanh toán bằng ngoại tệ trong khi đó một hoặc các bên không được phép thanh toán bằng ngoại tệ, thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ. 

Tuy nhiên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 không còn hiệu lực, nên nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao đã không còn hiệu lực thi hành. Vì vậy, hiện nay việc xem xét một hợp đồng kinh doanh thương mại có vô hiệu hay không phải dựa vào quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Và theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì nếu trong hợp đồng các bên thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ cho dù trong nội dung thanh toán hai bên có thỏa thuận chuyển ra đồng tiền Việt Nam để thanh toán thì hợp đồng đương nhiên được xem là vô hiệu, nếu một trong các bên có yêu cầu vì việc thỏa thuận này được xem là vi phạm điều cấm của pháp luật. Trong trường hợp này một trong các bên có quyền đề nghị tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu.


Tóm lại: Việc sử dụng đồng tiền Việt Nam (VND) thanh toán trong hợp đồng vừa đảm bảo việc chấp hành đúng quy định của pháp luật, vừa thể hiện sự tôn trọng đồng tiền Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.

 

  •  2245
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…