DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cần sớm quy định hoạt động hành nghề luật sư khi được khách hàng ủy quyền hợp pháp là hoạt động thi hành công vụ

Luật sư khi hành nghề, bên cạnh bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng, còn góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan vụ việc và góp phần bảo vệ công lý và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nghề Luật sư được xã hội nhìn nhận và đánh giá rất cao và được xem là một nghề cao quý. Hoạt động hành nghề của Luật sư khi tham gia giải quyết công việc của khách hàng không dừng lại ở bảo vệ quyền lợi ích cho một khách hàng, một nhóm khách hàng nào đó, mà còn bảo vệ quan hệ xã hội, các khách thể khác được pháp luật bảo vệ và pháp chế XHCN, góp phần tạo ra một xã hội văn minh, công bằng, dân chủ vả phồn hoa, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật và mang tính phản biện xã hội cao.

Tuy vậy ở một số khía cạnh của vấn đề hành nghề, vẫn còn thấy những chuyện hết sức buồn là Luật sư bị hành hung, bị đe dọa bị gây thương tích, bị gài bẫy để hãm hại. Các Luật sư hành nghề xem đây như là chuyện thường tình thậm chí họ đã quá quen. Qua đó mới thấy được ở Việt Nam còn quá thiếu cơ chế và chế tài để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của Luật sư. Cần thay đổi nhận thức, quan điểm, cũng như cơ sở pháp lý để xác định hoạt động nghề nghiệp của Luật sư khi tham gia tranh tụng trong các vụ án là người thi hành công vụ.

Khi được sự ủy quyền của khách hàng, Luật sư với tư cách là người ủy quyền trong các vụ án dân sự hoặc Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự, cùng với cơ quan điều tra, Tòa an, VKS...góp phần làm rõ bản chất sự thật khách quan, sai phạm, oan sai, làm cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động khác của các cơ quan nhà nước diễn ra đúng luật, tránh oan sai, sai phạm.

Vì thế thiên chức của luật sư đang thực hiện mang ý nghĩa tốt đẹp và giá trị cao cả cho cộng đồng và xã hội. Vì thế Luật sư trong trường hợp này phải được xem như là người thi hành công vụ. Có quy định như vậy mới có chế tài, hướng xử lý đối với các hành vi vi phạm, tố cáo, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động nghề nghiệp đúng đắn của Luật sư. Chấm dứt những hành vi hành hụng, gây thương tích cho Luật sư, tạo sự yên tâm của Luật sư đối với hoạt động hành nghề, từ đó Luật sư sẽ tập trung mọi tâm huyết, trí tuệ để làm việc, nghiên cứu vụ việc đạt chất lượng tốt nhất.

 Nếu như các cán bộ, công chức nói chung và cán bộ Điều tra, Kiểm sát viên, Thư Ký, Thẩm phán khi thi hành nhiệm vụ được gọi là người thi hành công vụ. Thì Luật sư lại không được xem như là người thi hành công vụ. Cơ chế xử lý các hành vi chống lại các chức danh tư pháp trên là rất nhiều, mạnh và đủ răn đe, trong khi đó quyền lợi của Luật sư vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Theo tôi, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nên có những hoạt động tuyên truyền sâu rộng để nâng cao hình ảnh Luật sư, phổ biến pháp luật và có nhiều hoạt động để bảo vệ quyền lợi Luật sư khi hành nghề. Đồng thời kiến nghị với Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Bộ tư pháp và các cơ quan liên quan để sửa đổi Luật luật sư, bộ luật hình sự, trong đó quy định hoạt động hành nghề của Luật sư là công vụ và quy định các chế tại trách nhiệm dân sự và hình sự để xử lý đối với các hành vi chống đối, hành hung, cản trở hoạt động nghề nghiệp đúng đắn của Luật sư.

Có như thế mới đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của hoạt động hành nghề Luật sư, đảm bảo cho các Luật sư yên tâm làm việc.

Trân trọng.
Luật sư Nguyên: Công ty Luật Dragon - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội
  •  6219
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…