DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cấn nợ dưới góc nhìn pháp luật: Không phải muốn là được!

Cấn nợ dưới góc nhìn pháp luật

Cấn nợ - Ảnh minh họa

Trong một quan hệ dân sự cơ bản như cho vay, tức A cho B mượn 1 số tiền nhất định, liệu A hoặc B có quyền cấn số nợ đó cho một người khác hay không? Xin mời các thành viên DanLuat tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến tình huống này.

Để dễ hiểu, ta sẽ chia việc cấn nợ của A và B thành hai trường hợp: (1) A muốn B trả cho một người khác mà không phải mình, hoặc (2) B muốn một người khác trả tiền cho A mà không phải mình.

Trong tình huống này A là người có quyền yêu cầu (yêu cầu B thực hiện một nghĩa vụ) và B là người có nghĩa vụ.

Khi nào A được quyền yêu cầu B trả tiền cho người khác mà không phải mình?

Khoản 1 Điều 365 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Như vậy, trước hết A phải chắc chắn rằng bản chất của việc trả nợ đó không nằm trong trường hợp này.

Ngoài ra, Khoản 2 Điều này còn lưu ý thêm những vấn đề sau:

- Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

- Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.

Điều này có nghĩa, nếu A muốn yêu cầu B đem số tiên B nợ mình trả cho một người khác (chẳng hạn là C) thì A không cần sự đồng ý của B mà chỉ cần thông báo cho B biết về việc này.

Nếu A không thông báo, chẳng hạn B phải tốn tiền xăng xe, tiền gửi qua trung gian để khoản nợ đến tay A mà A lại nói rằng đã chuyển giao quyền yêu cầu cho C thì trong trường hợp B đồng ý tiếp tục đem khoản nợ trả đến tận tay B, tất cả các chi phí phát sinh phải được A thanh toán. (*)

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp B được từ chối việc A chuyển giao quyền đòi nợ cho C, đó là:

- A không thông báo cho B biết về việc chuyển giao quyền đòi nợ và cũng không có gì để chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền.

- Nếu B không được thông báo về việc chuyển giao quyền đòi nợ, đến lúc B đem tiền trả cho A rồi thì C không có quyền đòi B đem tiền chuyển sang cho mình. Nếu B vẫn đồng ý thực hiện việc này thì áp dụng trường hợp (*).

(Điều 369 BLDS 2015)

*Lưu ý: Nếu B dùng 1 tài sản khác để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ thì khi A chuyển giao quyền yêu cầu cho C, hiệu lực của việc đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vẫn giữ nguyên. (Điều 368 BLDS 2015)

Lúc này, để đảm bảo quyền lợi cho mình, C nên thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao biện pháp bảo đảm đó.

Khi nào B được quyền yêu cầu người khác thay mình trả nợ cho A?

Điều 370 BLDS 2015 quy định:

“1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.”

Theo đó, để có thể chuyển nghĩa vụ trả nợ của mình cho người khác, B phải được A đồng ý và việc chuyển giao nghĩa vụ không vi phạm pháp luật (chẳng hạn nếu B chuyển giao nghĩa vụ trả tiền cho C để C lấy một khoản tiền do phạm pháp mà có trả cho A thì việc chuyển giao này vô hiệu)

Lưu ý, nếu B dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, khi chuyển giao nghĩa vụ cho C thì việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không được chuyển giao. (Điều 371 BLDS 2015).

Như vậy, với 2 trường hợp đã được đặt ra ở đầu bài, trường hợp (1) A phải thông báo cho B về việc chuyển giao quyền yêu cầu và trường hợp (2) B phải được sự đồng ý của A để cấn nợ!

  •  2112
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…