DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cần hiểu như thế nào là “sử dụng đất ổn định”?

Cần hiểu như thế nào là “sử dụng đất ổn định”?

Tại sao cần xác định việc sử dụng đất ổn định?

Mục đích xác định việc sử dụng đất ổn định, lâu dài được quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013, theo đó, đây là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất (trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định). Mặt khác, đây còn là căn cứ để được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật đất đai 2013.

Như vậy, "sử dụng đất ổn định” là một trong những điều kiện để Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định. Ngoài ra, việc xác định đất sử dụng ổn định và thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định là cơ sở để áp dụng chính sách về nghĩa vụ tài chính về đất đai và chính sách bồi thường, hỗ trợ được áp dụng khi Nhà nước thu hồi đất.

Vậy, pháp luật quy định như thế nào là “sử dụng đất ổn định”?

Theo Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khái niệm sử dụng đất ổn định được hiểu như sau:

Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Căn cứ nào để xác định sử dụng đất ổn định

Các căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định, lâu dài được quy định chi tiết tại Điều 125 Luật đất đai 2013 và Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Theo đó, việc sử dụng đất ổn định, lâu dài được xác định dựa vào hai căn cứ:

>>>Thứ nhất: Mục đích sử dụng đất

Đất được xác định là sử dụng ổn định lâu dài nếu được sử dụng trong các trường hợp:

- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

- Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;

- Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

- Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan theo quy định;

- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

- Đất cơ sở tôn giáo;

- Đất tín ngưỡng;

- Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

- Đất tổ chức kinh tế sử dụng trong trường hợp: nhận chuyển quyền hoặc chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp.

>>>Thứ hai: Thời gian sử dụng đất

Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định, lâu dài được xác định căn cứ vào:

– Thứ nhất: Thời gian;

– Thứ hai: Nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên Giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ khác.

 Cụ thể các loại giấy tờ khác là:

+ Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

+ Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

+ Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

+ Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

+ Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

+ Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;

+ Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

+ Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;

+ Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

+ Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

Lưu ý:

– Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, loại giấy tờ khác có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.

– Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.

 

  •  11159
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…