DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cần biết 6 điều này nếu bạn có tiền gửi tại ngân hàng

Có kiến thức pháp luật cơ bản về ngân hàng, người có tiền trong ngân hàng (hay có thể gọi là người tiêu dùng) có thể an tâm và bảo vệ quyền lợi của mình nếu bị xâm phạm. Sau đây là 6 điều mà người có tiền trong ngân hàng (bao gồm người gửi tiết kiệm, người mở tài khoản, người sử dụng dịch vụ ATM…)

1. Các loại phí phát hành thẻ, phí thường niên và phí giao dịch ATM đều có mức trần

Cụ thể:

- Phí phát hành thẻ: 0 – 100.000 đồng/thẻ

- Phí thường niên: 0 – 60.000 đồng/thẻ/năm

- Phí giao dịch ATM:

+ Phí vấn tin tài khoản (không in chứng từ) nội mạng: 0 đồng/giao dịch

+ Phí vấn tin tài khoản (không in chứng từ) ngoại mạng: 0 – 500 đồng/giao dịch

+ In sao kê tài khoản hoặc in chứng từ vấn tin tài khoản nội mạng: 100 – 500 đồng/giao dịch

+ In sao kê tài khoản hoặc in chứng từ vấn tin tài khoản ngoại mạng: 300 – 800 đồng/giao dịch

+ Rút tiền mặt: 0 – 3.000 đồng/giao dịch

+ Chuyển khoản: 0 – 15.000 đồng/giao dịch

+ Giao dịch khác tại ATM: Theo biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ

Đối với phí dịch vụ thẻ khác theo biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ.

Các loại phí được quy định mức trần nêu trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).

Các tổ chức tín dụng chỉ được phép thu các khoản phí trên dưới mức trần cho phép, trong trường hợp thu vượt có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật về ngân hàng.

Căn cứ pháp lý: Thông tư 35/2012/TT-NHNN

2. Ở nước ngoài, nếu muốn rút tiền mặt ngoại tệ, chỉ được phép rút tối đa 30 triệu đồng/ngày

Căn cứ pháp lý:

 Thông tư 26/2017/TT-NHNN

3. Hạn mức thẻ tín dụng tối đa là 1 tỷ đồng

Đó là trong trường hợp có tài sản bảo đảm, còn trong trường hợp không có tài sản bảo đảm, hạn mức là 500 triệu đồng.

Căn cứ pháp lý: Thông tư 26/2017/TT-NHNN

4. 15 tuổi được phép sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng

Căn cứ pháp lý: Thông tư 26/2017/TT-NHNN

5. Hạn mức tối đa được phép rút tiền mỗi lần không thấp hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng và 3 triệu đồng đối với giao dịch liên ngân hàng

Căn cứ pháp lý:  Thông tư 20/2016/TT-NHNN

6. Chỉ có cá nhân và pháp nhân mới được mở tài khoản thanh toán

Các đối tượng không phải là cá nhân, pháp nhân chẳng hạn như doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không được mở tài khoản thanh toán.

Căn cứ pháp lý:  Thông tư 32/2016/TT-NHNN

7. Ngân hàng được phép phá  sản

Trong trường hợp này, ngân hàng phải đưa phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân vào phương án phá sản.

Căn cứ pháp lý:  Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017

  •  3163
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…