DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cảm thấy ngượng ngùng vì mặc quốc phục?

“Đáng lẽ đến hội thảo này tôi phải mặc bộ trang phục truyền thống của nam giới như đã hẹn với Ban tổ chức, nhưng cứ nghĩ đến cảnh tôi mặc bộ ấy ra khỏi nhà bắt taxi đến đây, sẽ có biết bao nhiêu người dòm ngó, chỉ trỏ, tưởng ông này đi hát quan họ, nên tôi ngại quá, đành thôi”. TS Nguyễn Việt- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á ngượng ngùng giải thích như vậy với cử tọa của cuộc tọa đàm “Trang phục truyền thống Việt qua một số bộ phim và xu hướng của nó trong đời sống đương đại” tổ chức sáng 29/9 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

 

 

Các diễn giả trình diễn một số trang phục truyền thống trong phim trên sân khấu cuộc tọa đàm sáng 29/9 tại Hà Nội. Ảnh: Mai An

Các diễn giả trình diễn một số trang phục truyền thống trong phim trên sân khấu cuộc tọa đàm sáng 29/9 tại Hà Nội. Ảnh: Mai An

 

Đồng tâm trạng, TS Nguyễn Văn Cương- Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội cho biết: “Tôi mặc bộ trang phục truyền thống dành cho nam giới mà Ban tổ chức chuẩn bị cho để đến với tọa đàm này, chỉ đi từ cổng trường vào đến đây mà nhận được vô số những ánh mắt ngỡ ngàng của sinh viên trong trường. Nói thật là mặc vào thì cảm xúc khác hẳn, rất đàng hoàng, trang trọng giống như tôi được trở về với mái đình làng quê mình, nhưng để làm quen với phản ứng của mọi người là chuyện không dễ”.

Đó là một thực tế đáng suy nghĩ hiện nay về bộ trang phục truyền thống dành cho người Việt được nêu ra trong buổi tọa đàm. Họa sĩ Vi Kiến Thành- Cục trưởng Cục Mỹ thuật, triển lãm và nhiếp ảnh (Bộ VHTTDL) kể lại: “Các vị đại sứ đi làm nhiệm vụ ở nước ngoài kể lại với tôi, ở nước ngoài, khi đến trình Quốc thư, họ được yêu cầu phải mặc trang phục truyền thống của Việt Nam. Thế nhưng họ loay hoay không biết chọn gì, có người đành phải đi thuê một bộ vest đuôi tôm dài để mặc đến trình Quốc thư mà cảm thấy... ngượng ngùng”.

Đạo diễn Trần Lực thanh minh: “Tôi cũng biết là thiếu chiếc khăn đội đầu, trong phim tôi có đội khăn này, nhưng vì đây là tọa đàm nên tôi xin phép không đội khăn”. Vị đạo diễn cũng trăn trở: “Có một thực tế rất đáng buồn là hiện nay, khi xem phim Việt Nam, rất nhiều khán giả cứ ngờ ngợ, ngỡ là trang phục của Trung Quốc, copy từ phim cổ trang Tàu.

Tôi cho rằng, đó là lỗi của chính chúng ta, bởi chúng ta không tuyên truyền nhiều về trang phục truyền thống Việt Nam, truyền hình thì chiếu quá nhiều phim cổ trang Trung Quốc, Hàn Quốc, thành ra bộ trang phục truyền thống của dân tộc trở nên xa lạ, bị ngại ngần ngay trên đất nước mình. Chúng ta là người Việt Nam, chúng ta phải tự hào, phải khao khát được mặc trang phục truyền thống của dân tộc ta thì mới đúng chứ”.

 

" Việc tìm ra một bộ trang phục truyền thống để các vị lãnh đạo nhà nước hoặc cán bộ, công chức mặc trong những sự kiện mang tính chất ngoại giao đã được Bộ giao cho Cục chúng tôi tìm kiếm trong nhiều năm nay, nhưng đến bây giờ, ngoài chiếc áo dài cho nữ giới, trang phục cho nam giới đã hoàn toàn thất bại”.

Ông Vi Kiến Thành

Nguồn: Dân Việt

  •  7047
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…