DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cảm ơn đứa ăn trộm!

Ăn trộm là phạm pháp, song từ đáy lòng mình tôi xin “cảm ơn đứa ăn trộm!”. Nói thế không phải tôi ủng hộ cho ăn trộm mà là cảm ơn “điều tốt” tình cờ xuất hiện từ cái xấu trong những vụ trộm hết sức đặc biệt.

1. Tạo nên sự minh bạch

Quốc hội đã ban hành Luật phòng, chống tham nhũng từ năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập, Tổng thanh tra Chính phủ cũng ban hành Thông tư hướng dẫn việc kê khai, tài sản thu nhập nhằm thiết lập nên hai chữ “minh bạch”, triệt tiêu con đường tham nhũng của kẻ có chức quyền.

Trên lý thuyết, sự minh bạch rất chi là thiết thực bởi bao nhiêu ban, ngành được lập ra để kiểm soát tham nhũng nhưng thực tế lại tối như mực. Chỉ đến khi mất trộm mới lộ ra khối tài sản khủng của quan chức.

Thử hỏi: Bản kê khai tài sản của các bác có đầy đủ, chính xác và minh bạch hay chưa? Nếu chưa thì cơ quan giám sát nghĩ gì?

Như vậy, đứa ăn trộm đã phần nào giúp Nhà nước minh bạch tài sản của quan chức một cách không công (chẳng nhận đồng lương nào từ Ngân sách nhé!) – Thế nên, tôi phải cảm ơn đứa ăn trộm!

2. Cần phải xem lại phương thức phòng, chống tham nhũng hiện nay?

Ăn trộm trong trường hợp này không chỉ là kẻ trộm, người tạo nên sự minh bạch mà còn là bật thầy trong việc tìm ra sự thật, dạy chúng ta cách tìm ra sự thật.

Ăn trộm không mang danh bất kỳ quyền lực công nào nhưng biết được kẻ nào có tiền mà trộm, vậy tại sao “lực lượng” phòng, chống tham nhũng mang danh công quyền không làm được. Có cần thiết phải nhờ đứa ăn trộm tư vấn hay không?

Thế nên, một lần nữa tôi phải cảm ơn đứa ăn trộm!

  •  3145
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…