DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cái chết phục vụ cho sự sống

Sinh lão bệnh tử - vòng tròn của một kiếp người mà không ai tránh khỏi. Sự sống và cái chết có thể coi là nỗi ám ảnh lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người. Không nói về kiếp sau, ai cũng mong muốn mình có một cuộc sống tốt đẹp, làm những điều hạnh phúc trong kiếp sống này. Nhưng cái chết thì sao, chết có phải chăng là hết? Khi chết đi mình còn có thể mang lại giá trị, đó là " Cái chết phục vụ cho sự sống"

Quy định về hiến, lấy xác lần đầu tiên được pháp luật thừa nhận trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989Việc thừa nhận quyền hiến mô, bộ phận cơ thể trong Bộ luật Dân sự 2005 đã gắn liền với việc thừa nhận và quy định các điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể. Điều 34, Bộ luật Dân sự 2005 ghi rõ “Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học…” . Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác 2006 chính thức tạo nên hành lang hoàn thiện cho hoạt động cao cả này.

Quyền Hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết là một quyền nhân thân quan trọng, mặc dù là quyền nhưng không phải ai muốn thực hiện cũng được. Có 03 điều kiện mà một cá nhân phải thỏa mãn:

- Điều kiện về năng lực chủ thể: Phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Quy định của pháp luật rất rõ ràng, đủ 18 tuổi được xem như là độ tuổi đã trưởng thành về mặt nhận thức và tâm sinh lý. Quy định này có hơi khác về điều kiện hiến tinh trùng, người nam muốn hiến tinh trùng thì phải đủ 20 tuổi. Pháp luật cũng không quy định về độ tuổi tối đa để thực hiện quyền hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác sau khi chết. 

- Điều kiện về trình tự: Điều quan trọng nhất trong trình tự hiến, lấy xác đó là sự tự nguyện của cá nhân thực hiện. Quy trình đăng ký, thủ tục thì khá đơn giản. Cá nhân muốn hiến, lấy xác sau khi chết liên hệ Cơ sở y tế, mà thường là ngay tại các Trường đại học Y dược trong cả nước, điền vào mẫu đơn đăng ký tự nguyện hiến tặng thân xác và ký tên cùng 2 người làm chứng. Tuy nhiên, cá nhân thực hiện hiến bộ phần cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết phải thực hiện một quá trình kiểm tra sức khỏe đầy đủ. Quá trình kiểm tra sức khỏe này cũng khác nhau giữa hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết vào mục đích nghiên cứu khoa học và hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết vì mục đích chữa bệnh.

- Điều kiện về sức khỏe: Đây là điều kiện để đảm bảo tránh những hậu quả đáng tiếc cho cả người hiến và người nhận, đặc biệt là hiến nội tạng, các bộ phận sử dụng trong cấy ghép cơ thể người. 

"Mồ yên mả đẹp" quan niệm đã ăn sâu vào gốc rễ nhận thức của người Việt. Nhưng tại sao chúng ta không suy nghĩ theo hướng ngược lại, chúng ta hay ai đó là người chúng ta quen biết đang chết dần với một trái tim hay quả thận ốm yếu, chúng ta mong chờ nhưng thế nào khi tìm những con người hiến tặng. Vậy tại sao chính chúng ta lại không phải là con người ấy. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình với 1 cơ thể hiến tặng như vậy, y học có thể cứu chữa được cho 50 con người còn sống khác. Tim, gan, phổi, da hay võng mạc...Tất cả đều có ý nghĩa. Xác thịt rồi sẽ trở về với cát bụi, tại sao không để chúng cống hiến thêm 2 hay 3 năm nữa...

Tham khảo: Thông tin pháp luật dân sự; Luật Dương Gia.  Truy cập ngày 15/06/2016

  •  12673
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…