DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách xử lý khi không được giải quyết chế độ bảo hiểm khi nộp quá hạn

Bài tham khảo:

>>> Những điều phải làm ngay khi nghỉ việc để lấy được tiền bảo hiểm;

>>> Nghỉ thai sản rồi nghỉ việc luôn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

>>> 18 điều người lao động nên biết để tự bảo vệ mình;


Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối với người lao động muốn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội phải thực hiện nộp hồ sơ đề nghị hưởng trong một thời hạn nhất định mới được được bảo hiểm xã hội. Ví dụ: hồ sơ đề nghị trợ cấp chế độ thai sản phải nộp trong vòng 45 ngày,… Vậy đối với trường hợp do “quên” hoặc với một lý do nào đó mà người lao động nộp trễ hạn thì phải xử lý như thế nào?

Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây. Bài viết hướng dẫn người lao động xử lý khi nộp trễ hạn mà vẫn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:

1. Đối với bảo hiểm thất nghiệp.

Tham khảo: Hướng dẫn thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

Nếu bạn không thực hiện việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 46 về thời hạn nộp hồ sơ là 3 tháng thì bạn không đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp tại đợt xét này và trung tâm việc làm không nhận hồ sơ của bạn nữa là đúng quy định.

Nhưng bạn đừng lo, bạn sẽ không mất quyền được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong đợt này mà sẽ được cộng dồn vào đợt sau, theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm 2014 và hướng dẫn chi tiết tại điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

“Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”

Điều 9. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

1. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được xác định như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

-

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Các trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, bao gồm:

a) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

….”

Do đó, nếu trong trường hợp quên hoặc không kịp làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì vẫn được bảo lưu trong các lần kế tiếp mà hoàn toàn không bị mất. Nên bạn cứ yên tâm và lưu ý vào đợt tiếp theo nộp hồ sơ đúng hạn.

2. Đối với chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản.

Bạn tham khảo: >>>Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản;

                          >>>Hướng dẫn từ A đến Z chế độ thai sản với nam giới;

Theo quy định tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản là 45 ngày như sau:

“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”

Thường thì khoản tiền trợ cấp thai sản là một khoản tiền rất lớn để hỗ trợ người lao động nữ trong quá trình sinh sản. Nên việc người lao động quên đóng thì thường sẽ rất ít xảy ra và phần lớn là người sử dụng hay gặp trong trường hợp người sử dụng lao động chậm đóng, thất lạc hồ sơ,….

Vậy nếu trong trường hợp người lao động quên thật thì sử lý như thế nào? Hay do sai phạm từ người sử dụng lao động hay cơ quan BHXH thì sau đây mình xét hai trường hợp người lao động chậm đóng như sau:

Trường hợp 1: Do bạn quên hoặc vì lý do cá nhân nào đó mà bạn quên nộp hồ đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản trong thời hạn 45 ngày cho người sử dụng lao động nộp lên cơ quan bảo hiểm, thì trường hợp này bạn cần giải trình với người sử dụng lao động có kèm văn bản.

Sau đó, người sử dụng lao động sẽ trình văn bản giải trình cho cơ quan bảo hiểm xã hội kèm theo hồ sơ của bạn để cơ quan BHXH xem xét cho bạn nhận chế độ bảo hiểm.

Trường hợp 2: Lý do người lao động chậm trả là do doanh nghiệp nơi bạn làm việc chưa nộp hồ sơ, hồ sơ bị thất lạc, cơ quan BHXH chi trả chậm và quá hạn bạn không được nhận hoặc có thông báo bạn không được nhận.

Bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi tới người sử dụng lao động (nếu do doanh nghiệp sai phạm) hoặc cơ quan trực tiếp giải quyết (nếu do cơ quan BHXH sai phạm).

Nếu không thỏa mãn với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có thể khởi kiện tới Tòa án hoặc khiếu nại tới Sở Lao động Thương binh và Xã hội để được giải quyết theo hồ sơ thủ tục tại Điều 119 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

3. Đối với chậm nộp chế độ hưu trí.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định phải có văn bản giải trình nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình cho cơ quan BHXH thì được xem xét hưởng theo quy định.

Trên đây là hướng dẫn về cách xử lý khi bạn chậm nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý về thời hạn nộp hồ sơ để tránh trường hợp yêu cầu giải quyết nộp trễ như thế này. Vì thông thường nộp đúng hạn vẫn dễ dàng hơn là trễ hạn.

  •  5349
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…