DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách xử lý khi bất ngờ nhận giấy triệu tập từ cơ quan điều tra

Xem thêm:

>>> Đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng có cần phải bằng văn bản?

Thông thường giấy triệu tập được sử dụng để triệu tập các bên đương sự có liên quan đến một vụ việc/ vụ án để cung cấp thông tin liên quan nhằm phục vụ cho quá trình tố tụng dân sự hoặc hình sự được diễn ra thuận lợi. Do đó, khi nhận được giấy này thì dù phạm luật hay không thì người dân vẫn rất hoang mang và lo sợ trong trường hợp này. Vậy, cách xử lý như thế nào khi nhận được giấy triệu tập, mời các bạn tham khảo bài viết sau:

1. Giấy triệu tập là gì?

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được hiểu Giấy triệu tập là biểu mẫu được sử dụng trong hoạt động tố tụng. Do đó, đối với tố tụng hình sự chỉ có Điều tra viên (cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác trong công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra), Kiểm sát viên và Thẩm phán là có thẩm quyền ký và sử dụng giấy này và trong dân sự chỉ có Thẩm phán (được quy định rải rác tại các điều luật trong Bộ luât dân sự và Hình sự 2015).

Do đó, nếu không phải là “người tham gia tố tụng” trong một vụ án/ vụ việc cụ thể, công dân không thể bị triệu tập.“Công dân có quyền từ chối làm việc và tố cáo hành vi trái pháp luật của người triệu tập nếu vụ án/ vụ việc chưa được khởi tố, người triệu tập không có thẩm quyền, chưa xác định được tư cách tham gia tố tụng của người bị triệu tập, chưa được giải thích rõ ràng về quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng.

2. Vậy trong trường hợp nhận được giấy triệu tập từ cơ quan điều tra thì cách xử lý như thế nào?

Trước tiên, cần phân biệt giữa giấy triệu tập và giấy mời theo quy định.

Xem chi tiết tại đây;

Sau đó, xử lý tiếp các bước sau:

Thứ nhất: Xem xét về mặt hình thức và nội dung của giấy triệu tập có hợp pháp hay không?

Về hình thứcTheo quy định pháp luật thì phải đảm bảo về mặt hình thức của một văn bản pháp luật khi có đầy đủ quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành giấy triệu tập và có đóng dấu của cơ quan đó.

Về nội dung: (Căn cứ Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) Giấy triệu tập phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Theo đó, cần phải xem kỹ lý do triệu tập được nêu trong văn bản để xác định xem mình có vai trò gì, liên quan như thế nào với vụ án.

Như đã nêu ở trên, việc triệu tập chỉ được áp dụng với những người tham gia tố tụng vụ án hình sự. Do đó, việc xác định mình là ai, có vai trò như thế nào là vô cùng quan trọng để tiếp theo đó là xác định những quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc triệu tập.

Lưu ý: Pháp luật quy định việc triệu tập người có liên quan tới vụ án hình sự phải được thực hiện bằng văn bản. Do đó, mọi hành vi triệu tập thông qua lời nói, qua điện thoại,... thì đều không có giá trị pháp luật và người bị triệu tập sẽ không có nghĩa vụ phải tuân theo lời triệu tập này.

Thứ hai: Có quyền mời luật sư cùng tham gia trong suốt quá trình tới trình diện tại cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự như sau:

"Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
 
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa."

Do vậy, cần phải tận dụng triệt để quyền này bởi lẽ, luật sư là những người có am hiểu pháp luật, sẽ có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích trong và sau khi diễn ra việc trình diện tại cơ quan điều tra. Qua đó, giúp người bị triệu tập có thể khai báo một cách có lợi nhất cho bản thân.

Thứ ba: Cần thông báo cho người thân, đồng nghiệp, hoặc những người có mối quan hệ mật thiết với mình biết việc tới cơ quan điều tra trình diện.

Việc thông báo này cũng rất quan trọng, vì lẽ để đảm bảo được sự an toàn và đề phòng những tình huống bất trắc có thể xảy ra. Trong quá khứ đã có những trường hợp cơ quan công an bức cung, dùng nhục hình làm cho bị can, bị cáo bị triệu tập chết trong quá trình lấy lời khai.

Vì vậy, việc thông báo, để lại thông tin thời gian, địa điểm của việc tới trình báo để khi có trường hợp xấu xảy ra, những người thân thích có thể ứng phó kịp thời.

Thứ tư: Cần đọc kỹ trước khi ký vào văn bản kết quả của buổi làm việc

Khi buổi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền triệu tập kết thúc, hai bên sẽ phải ký vào biên bản nhằm xác minh kết quả của buổi làm việc ngày hôm đó.

Thông thường, các văn bản với sự tham gia của hai bên thì thường được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản.

Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực tố tụng hình sự, nhằm đảm bảo tính bảo mật đối với các thông tin liên quan tới vụ án, biên bản kết quả làm việc sẽ chỉ được lập 1 bản và sẽ được cơ quan điều tra lưu trữ.

Do vậy, trước khi đặt bút ký vào biên bản đó, cần phải đọc thật kỹ những gì được nêu trong biên bản này xem có đúng với những gì đã khai báo trong buổi làm việc hay không?.

Nguồn tham khảo tại đây

  •  32091
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…