DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách xác lập quyền sở hữu khi "hùn tiền" mua đất, mua xe

Điều kiện kinh tế chính là nguyên nhân chính khiến nhiều người “hùn tiền” mua tài sản chung với người thân hoặc bạn bè. Do đó, khái niệm đồng sở hữu không còn là chuyện quá xa lạ; tuy nhiên cách xác định quyền sở hữu khi đồng sở hữu đất đai, nhà cửa hoặc xe cộ là như thế nào?

*Đối với trường hợp góp tiền mua đất

Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định:

“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”

Như vậy, khi bạn góp tiền với người thân trong gia đình hoặc bạn bè để mua đất thì có thể tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận mang tên hai người. Tuy nhiên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này chỉ xác định có bao nhiêu người là đồng sở hữu chứ không làm rõ tỷ lệ phần sở hữu khi góp tiền mua đất.

Trong trường hợp này, để tránh phát sinh tranh chấp, các đồng sở hữu nên tiến hành lập một thỏa thuận riêng biệt có công chứng hoặc đến Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận về việc có tồn tại việc “hùn tiền” mua đất. Đồng thời xác định rõ tỷ lệ phần vốn góp khi mua tài sản để bảo vệ tối đa lợi ích của các bên.

*Đối với trường hợp góp tiền mua xe

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi đăng ký sở hữu phương tiện (bao gồm cả xe gắn máy và xe ô tô) thì chỉ được phép đứng tên một người, trừ trường hợp sở hữu chung vợ chồng đối với xe ô tô (quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA).

Vì quy định của pháp luật hiện nay không cho phép nhiều người cũng đăng ký chủ sở hữu phương tiện, do đó để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản, các bên nên thực hiện thỏa thuận về người đại diện đứng tên đăng ký sở hữu phương tiện; sau đó tiến hành lập vi bằng tại Văn phòng Thừa phát lại tại nơi cư trú, trong đó xác định rõ nội dung góp tiền mua xe. Vi bằng là văn bản được dùng làm căn cứ trong xét xử và các mối quan hệ pháp lý khác.

 

  •  1098
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…