DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CÁCH ỨNG XỬ KHI BỊ CẢNH SÁT GIAO THÔNG "TUÝT CÒI"

Thiết nghĩ  chắc cũng còn nhiều bạn vẫn chưa biết làm gì khi bị CSGT dừng xe, cho nên mình muốn bàn luận một chút về cách ứng xử với CSGT.

Về những vấn đề cần thiết để làm việc với CSGT thì các bạn xem ở đây nhé. Bài này mình muốn tập trung các bạn vào vấn đề thái độ, cách nói chuyện, ứng xử với CSGT thôi.

Mình thấy các bạn thường gặp một vấn đề nghiêm trọng khi đối diện với CSGT, đó là mất bình tĩnh. Có lẽ vì sợ, có lẽ vì các bạn đang vội. Nhưng nếu các bạn bị mất bình tĩnh, các bạn sẽ không thể suy nghĩ rạch ròi được mọi chuyện và chịu thua trước lý lẽ của CSGT mà nhiều lúc nó chẳng đúng gì cả. Mất bình tĩnh cũng dẫn đến nhiều trường hợp cãi chày cãi cối, có khi còn xô xát với CSGT, cuối cùng chỉ có mình thiệt. Cho nên, giữ được bình tĩnh là bạn thắng CSGT đến 50% rồi đó.

CSGT là người thi hành công vụ, vì vậy mình phải luôn giữ thái độ tôn trọng. Có nhiều bạn dùng lời lẽ thiếu tôn trọng, bất hợp tác. Mình thấy như vậy là không nên. Bị CSGT dừng xe thì các bạn cứ cho xe vào lề, chào hỏi đúng mực. Các bạn cũng có thể hỏi thêm tên, chức vụ, đơn vị công tác để tiện việc xưng hô.

Mình không bao giờ đưa giấy tờ xe khi CSGT chưa chứng minh được lỗi của mình. Mình cũng khóa xe và cất chìa khóa đi để tránh cướp. Mà CSGT bình thường cũng không có quyền yêu cầu bạn giao chìa khóa xe. Các bạn có quyền yêu cầu CSGT phân tích lỗi của bản thân, nên không hiểu thì cứ hỏi. Trong một số trường hợp thì yêu cầu bằng chứng, CSGT có trang bị camera nên nếu bạn phạm lỗi sẽ có quay lại. Cãi nhau với CSGT là không nên, cãi cùn càng không nên, nhưng có lý lẽ hợp lý, có logic thì vẫn nên nêu ra. Mình thấy cách hiệu quả nhất là hỏi ngược lại CSGT, bởi vì cách này sẽ khiến người phải giải thích là anh CSGT, và nếu bạn đi đúng thì anh CSGT sẽ sớm đuối lý mà chịu thua thôi.

 

Bây giờ bạn sẽ ứng xử ra sao nếu gặp những trường hợp sau:

- Trường hợp CSGT giả, CSGT không có thẩm quyền dừng xe?

- Trường hợp CSGT sai?

- Trường hợp CSGT đúng?

Trường hợp đầu tiên, nếu mình thấy nguy hiểm thì hoặc là vắt giò lên cổ chạy hoặc là kêu cứu mọi người xung quanh. Nếu không có gì nguy hiểm thì hỏi tới cùng quyết định phân công thi hành nhiệm vụ của cấp trên, nếu đủ cơ thì đe dọa. Sau khi đã an toàn rồi, các bạn có thể gọi điện phản ánh tới Cục Cảnh sát giao thông theo số 069.42608, Hà Nội02439.396886, Hồ Chí Minh02839.200377. Ở các địa phương khác các bạn có thể xem trên trang web của Cục.

Trường hợp CSGT sai, nhớ là vẫn phải tôn trọng nhé. Đừng có chửi bới, quay clip vạch mặt này nọ. Ai cũng có lúc sai, các bạn cứ nghĩ như vậy mà thông cảm cho mấy anh CSGT. Thông thường CSGT nếu bắt lỗi sai thì sẽ chuyển qua đòi kiểm tra hành chính giấy tờ xe của bạn. Nếu mà có đầy đủ thì không có gì phải sợ nữa, cho mấy ảnh kiểm tra rồi xin phép đi thôi.

Trường hợp CSGT đúng thì chịu phạt thôi. Tuy nhiên, mấy ảnh cũng có lòng thương người nhé. Mấy anh CSGT thấy mình ngoan cũng sẽ nương tay hơn. Mình bảo các bạn giữ bình tĩnh, tôn trọng mấy ảnh cũng vì cái này. Lúc đó cứ xin xỏ một chút là mấy ảnh giảm mức phạt nhẹ hơn cho. Mình thấy sinh viên xin là dễ nhất, vì ai cũng biết sinh viên nghèo mà. Cũng đừng có vì chứng minh mình là sinh viên mà đưa thẻ sinh viên ra, coi chừng bị gửi về trường là học kỳ đó xếp loại Yếu luôn đấy. Nếu bạn bị phạt từ 250.000 đồng trở xuống thì không lập biên bản đâu, nên không phải lúc nào cũng đòi lập biên bản đâu nhé.

Vậy thôi, đây là cách ứng xử với CSGT của mình, còn các bạn dùng cách nào?

  •  54981
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…