DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách tính tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 01/11/2019

Bài viết tham khảo:

>>> Điểm mới đáng chú ý về Tội cố ý gây thương tích theo Bộ luật hình sự 2015;

>>> Bộ Luật hình sự 2015 quy định như thế nào về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác;


Việc xác định tỷ lệ thương tật hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể là căn cứ xác định có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không đối với mọi tội phạm. Trong Bộ luật hình sự 2015 có quy định về mức tỷ lệ thương tật mà người phạm tội sẽ bị truy cứu nếu có hành vi cấu thành một trong các tội được quy định tại Điều 134, 135, 136, 137, 138, 139, 142, 143, 144,....

Vậy căn cứ để xác định các mức tỷ lệ bị truy cứu như trên thì được tính như thế nào? thì sau đây là bài viết tổng hợp về cách tính tỷ lệ thương tật mới nhất, các bạn cùng tham khảo nhé!

Lưu ý: Thông thường việc xác định tỷ lệ thương tích sẽ áp dụng theo Thông tư 20/2014/TT-BYT. Tuy nhiên, ngày 28/08/2019 Bộ y tế đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-BYT để thay thế thông tư trên và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/11/2019.   

1. Thời điểm yêu cầu giám định tỷ lệ thường tích.

Căn cứ Điều 207 Bộ luật tố tụng tụng hình sự 2015 quy định trường hợp yêu cầu giám định như sau:

- Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Trừ trường hợp: việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
 
Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
 
Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
 
Lưu ý:
 
- Trong quan hệ dân sự vẫn có yêu cầu giám định tỷ lệ thương tích với tỉ lệ từ 0 đến dưới 11%, từ 11% sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại Bộ Luật hình sự.
 
- Vì là giao dịch dân sự nên mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được có quyền nộp đơn đến tòa án dân sự để được giải quyết.
 
- Việc trưng cầu giám định sẽ do tòa án giám định hộ (đương sự sẽ phải hoàn trả phí giám định theo quy định) hoặc sẽ do các đương sự tự giám định và được người gây thương tích hoàn trả sau khi kết thúc phiên tòa (Căn cứ Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Căn cứ Điều 206 luật này các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

- Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
 
- Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
 
- Nguyên nhân chết người;
 
- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
 
- Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
 
-  Mức độ ô nhiễm môi trường.
 
2. Cách tính  tỷ lệ phần trăm TTCT (tổn thương cơ thể).

Theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, thì phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm TTCT (tổn thương cơ thể) được quy định tại Điều 4 được tính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +...+ Tn;

Trong đó:

+ T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này).

+ T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:

T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

+ T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:

T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

+ Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:

Tn - {100-T1-T2-T3-...-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

+ Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

Ví dụ 01:  Ông Nguyễn Văn A được xác định có 03 tổn thương:

- Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 - 65%;

- Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41 %;

- Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 - 25%.

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:

+ T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).

+ T2 = (100 -63) x 41/100% = 15,17%.

+T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ 1, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% - 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông A được tính là:

T3 = (100 - 63 - 15,17) x 22/100 % = 4,80%

Tổng tỷ lệ % TTCT : của ông Nguyễn Văn A = 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là 83%.

Ví dụ 02: Một người cần phải giám định tại hai tổ chức: (1) Giám định pháp y và (2) Giám định pháp y tâm thần, cụ thể:

Ông Nguyễn Văn B (ông B) đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% (T1). Sau đó ông B đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông B là 37%, tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông B như sau:

T1 đã được xác định là 45 %;

T2 được xác định như sau: T2 = (100 - 45) x 37/100 = 20,35 %.

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông B là = (T1+T2).

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là: 45 % + 20,35 % = 65,35 %.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 65 %.

Trên đây là cách tính tỷ lệ thương tật trên cơ thể người để căn cứ xác định có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không đối với người gây thiệt hại. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Lưu ý:  Ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT là bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hay tổn hại sức khỏe sau đây được gọi chung là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể (sau đây viết tắt là tỷ lệ % TTCT) sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, bao gồm:

1. Bảng 1: Tỷ lệ % TTCT do thương tích sử dụng trong giám định pháp y;
 
2. Bảng 2: Tỷ lệ % TTCT do bệnh, tật sử dụng trong giám định pháp y;
 
3. Bảng 3: Tỷ lệ % TTCT do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não sử dụng trong giám định pháp y tâm thần;
 
4. Bảng 4: Tỷ lệ % TTCT do bệnh rối loạn tâm thần và hành vi sử dụng trong giám định pháp y.
 
Xin mời các bạn xem chi tiết tại Thông tư 22/2019/TT-BYT.
  •  14696
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…