DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cách kê khai để đóng bảo hiểm xã hội ở mức thấp?

Theo Luật BHXH 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, kể từ ngày 01/01/2016 – 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đã bổ sung thêm “phụ cấp lương” nên nhiều người lao động sẽ phải tăng tiền đóng BHXH vì họ có phụ cấp lương.

Thế nên, trong những ngày qua nhiều thành viên có hỏi về vấn đề này, đại ý là: “Có cách kê khai nào để đóng BHXH bắt buộc ở mức thấp?

Mình xin được giải đáp như sau:

* Trước đây: Doanh nghiệp thường kê khai mức lương thấp (bằng lương tối thiểu vùng hoặc cao hơn một chút) còn tất cả số tiền còn lại đẩy vào “phụ cấp lương” để số tiền đóng BHXH thấp.

* Hiện nay: Nếu áp dụng cách trên thì số tiền đóng BHXH sẽ cao. Bởi vậy, doanh nghiệp sẽ kê khai mức lương thấp (bằng lương tối thiểu vùng hoặc cao hơn một chút) và mức phụ cấp lương thấp hoặc không có; số tiền còn lại sẽ coi là tiền thưởng theo Điều 103 của Bộ luật Lao động 2012 hay khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại...và chi theo từng đợt hoặc từng tháng (tùy vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động).

mức đóng bảo hiểm xã hội 2016

 Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm:

(i) Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ Luật Lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến;

(ii) Tiền ăn giữa ca;

(iii) Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;

(iv) Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Xem thêm tại bài viết Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: Mức lương và phụ cấp đóng BHXH 2016

Như vậy, số tiền đóng BHXH bắt buộc của người lao động sẽ không cao.

Lưu ý:

Căn cứ Điều 62 Luật BHXH 2014, nếu người lao động đóng tiền BHXH bắt buộc thấp thì chế độ lương hưu sau này sẽ thấp.

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Nên người lao động và người sử dụng lao động cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định để đảm bảo lợi ích của người lao động một cách tốt nhất ở hiện tại lẫn tương lai.

Rất mong nhận được ý kiến góp ý từ thành viên Dân Luật.

  •  21161
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…