DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN TƯ PHÁP QUÓC TẾ ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

I.  TƯ PHÁP QUỐC TẾ LÀ GÌ?

  Tư pháp quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Phương pháp điều chỉnh là tổng hợp các biện pháp cách thức mà nhà nước  sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội

  Có hai phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế:

      + Phương pháp thực chất: là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế

       + Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột) là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể

II.  LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TƯ PHÁP QUỐC TẾ CHO HIỆU QUẢ

  Nắm vững kiến thức cơ bản của tư pháp quốc tế gồm: những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về Tư pháp quốc tế cũng như việc áp dụng quy định này trong thực tiễn, tập trung vào các nhóm vấn đề:

   + Nhóm thứ nhất, kiến thức tổng quan về tư pháp quốc tế.

   + Nhóm thứ hai, những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về xung đột pháp luật và áp dụng pháp luật nước ngoài cũng như kiến thức thực tiễn về các vấn đề này

   + Nhóm thứ ba, những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

    + Nhóm thứ tư, những kiến thức lý luận và quy định của pháp luật về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài

    + Nhóm thứ năm, những kiến thức lý luận, quy định pháp luật cũng như kiến thức thực tiễn về xác định thẩm quyền của Tòa án, về giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ cụ thể của Tư pháp quốc tế

  Học đôi – học nhóm

     + Nhiều bạn thích học một mình, thích tự lầm nhẩm mà không cần ai hết. Nhưng đối với ngành luật cách học đó thực sự không khoa học. Hãy chọn cho một mình một nhóm học. Hoặc ít nhất là một bạn học để có thể trao đổi qua lại với nhau.

    + Không có gì quý giá hơn trước một môn vấn đáp bạn được tập duyệt trước với bạn nhóm của mình.

   Hiểu, liên tưởng, kết hợp tình huống

    + Hãy nắm vững những quy tắc này: Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay.

     + Khi bạn đã hiểu thì liên tưởng ngay một tình huống nào đó trong thực tế. Và hãy đặt ví dụ cho bài học đó.

      + Nếu có thể bạn hãy tự đặt những câu hỏi ngược lại những vấn đề mình đang học và tự trả lời.

III.  CÁC VĂN BẢN THAM KHẢO

-      Hiến Pháp 2013 tại các Điều 14;24; 25; 75 và điều 81

-      Bộ luật dân sự 2015: Phần thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

-      Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tại phần thứ tám chương XXXVIII quy định chung về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. quy định về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp Phần này không có quy định thì áp dụng các quy định khác có liên quan của Bộ luật này để giải quyết.

-      Luật Quốc tịch 2014   sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12.

-      Luật Hôn nhân và gia đình 2014:  quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. Trong đó Chương VIII quy định các điều về hôn nhân có yếu tố nước ngoài

-      Luật tương trợ tư pháp 2007  quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp.

-      Giáo trình tư pháp quốc tế- Đại học Luật TPHCM

-      Giáo trình Tư pháp quốc tế- Đại học Quốc gia Hà Nội

IV. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI THI HIỆU QUẢ

    Đề thi thường có 2 câu, một câu là về nhận định đúng sai giải thích, còn câu còn lại là bài tập tình huống. Mặc dù là 2 câu hỏi khác nhau nhưng về bản chất thì hoàn toàn giống nhau khi đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức cơ bản vững và biết cách khai thác tài liệu hiệ quả

     + Đối với câu hỏi nhận định: Tập trung chú ý vào những nội dung liên quan đến đối chiếu giữa pháp luật Việt Nam; Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Đặc trưng và hiệu lực pháp luật theo lãnh thổ

      + Như vậy, cần phải  xác định phạm vi của câu nhận định để có thể biết nó là đúng hoặc sai rồi căn cứ vào các văn bản để đối chiếu và nêu cơ sở pháp lý, giải thích nó kĩ càng. Trước hết cần đưa ra câu khẳng định “Đáp an A là sai, hoặc A: Sai, vì”, mình nghĩ đây là cách làm khoa học mà các thầy cô cũng đã hướng dẫn chúng ta, các bạn nên áp dụng triệt để vì sự ngắn gọn mà mạch lạc sẽ được đánh giá cao. Nên trả lời mỗi câu hơn 1 nửa trang A4, tránh viết quá dài. Trong phần giải thích tại sao nên chia thành 3 đoạn như sau:

      “ Khẳng định A sai vì:

        Đoạn 1: Nêu quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề này để câu trả lời có cơ sở pháp lý (Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 28 về...quy định trong Luật Đất đai thì...) nên trích dẫn ngắn gọn, tránh chép điều luật.

        Đoạn 2: Phân tích ngắn gọn khẳng định trong bài đưa ra là ĐÚng hay Sai so với quy định pháp luật mà ta nêu ở Đoạn 1.

       Đoạn 3: Dành thời gian nêu lý do vì sao pháp luật lại quy định như vậy (khoảng 3 dòng) để thể hiện kiến thức khá sâu của người viết

    + Đối với bài tập: Với câu hỏi bài tập thì cũng chủ yếu là đưa ra tình huống và nêu quan điểm cá nhân để giải quyết một vụ việc nào đó. Thường thì đây giống như một câu hỏi mang tính chất hiểu bài để áp dụng vào thực tế. Hãy trình bày câu trả lời của bạn thật đơn giản, thành những câu thật vắn tắt. Gói gọn được càng nhiều ý trong một câu văn sẽ tốt hơn là viết cả một bài dài.

V.  ĐỀ THI MẪU

   Câu I: Anh (chị) hãy trả  lời đúng (sai) và giải thích (ngắn gọn) các nhận định sau:

    1.      Yếu tố  nước ngoài là đặc trưng cơ bản để  phân biệt Tư pháp với các ngành luật khác.

   Sai . Vì Yếu tố  nước ngoài là đặc điểm mang tính đặc trưng của TPQT (Điều 758 BLDS)  nhằm phân biệt  với Lu ật Dân sự  và  các ngành luật tư trong nước

    2.      Quyền  sở  hữu đối  với tài  sản  của quốc gia  ở  nước ngoài, trong mọi  trường hợp phải được giải quy ết theo pháp lu ật của quốc gia có tài sản đó.

   Đúng Vì Tài sản của quốc gia được hưởng quyền miễn trừ. Do đó, theo nguyên tắc chung, quyền sở  hữu đối với tài sản của quốc gia  ở  nước ngoài thuộc chủ  quyền quốc gia.  Do đó, quyền sở  hữu đối với tài sản của quốc gia  ở nước ngoài phải được giải quy ết theo pháp luật của quốc gia có tài sản đó.

   3.  Để  giải điều chỉnh quan hệ dân sự có y ếu tố nước ngoài, chỉ áp dụng phương pháp thực chất và phương pháp xung đột.

   Đúng Vì phương pháp thực chất và phương pháp xung đột là hai phương pháp điều chỉnh của ngành luật (TPQT).

   4.  Theo quy  định hiện hành  của  Pháp  luật  Việt  Nam, pháp  lu ật nước ngoài đương nhiên được áp dụng khi quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến?

   Sai vì Khi quy phạm xung đột của Luật Việt Nam dẫn chiếu  đến luật nước ngoài, luật nước ngoài đó được Tòa án Việt Nam áp dụng để  điều  chỉnh quan hệ TPQT với điều kiện luật nước ngoài đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; không  ảnh hưởng đến trật tự  công công  ở  Việt Nam (Điều 759, kh.3 BLDS).

    Câu II:  Ngày 30/4/2006, công ty A (Việt Nam) ký hợp đồng với B ( Mỹ) một hợp  đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận: “Hàng được giao  cho  người  chuyên  chở  để  chở  đến  cho  người mua  chậm  nhất  vào  ngày  30/6/2006  tại cảng X”. Anh (chị) hãy cho biết:

     1.      Trong trường hợp các bên chọn tập quán Incoterms 2010 (điều kiện FOB  –  giao hàng  lên  tàu)  của  ICC, điều  chỉnh hợp đồng thì  thời  điểm  chuyển  rủi  ro đối  với hàng hóa theo hợp đồng được xác định là thời điểm nào?

      Trong  trường  hợp  các  bên  chọn  FOB  (Incoterms  2010  –  ICC)  thì  rủi  ro  được chuyển từ  người bán sang người mua tại lan can thành mạn tàu tại cảng X vào thời điểm giao hàng (có thể  giải thích thêm điều kiện FOB trong Incoterms 2010 của ICC)

      2.      Trong trường hợp người bán (B) vi phạm nghĩa vụ  thanh toán  và người mua (A) khởi kiện tại tòa án Việt Nam thì tòa án Việt Nam có th ẩm quyền giải quy ết tranh chấp trên không? pháp luật nước nào được áp dụng?

      Tòa án Việt Nam có thẩm quyền theo Điều 410(2(e)) BLTTDS  (yêu cầu phân tích).  Theo  điều 769 BLDS, Pháp luật nơi  thực hiện hợp đồng được  áp dụng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

       3.      Trong  trường  hợp  các  bên  chọn  FOB  (Incoterms  2010  –  ICC)  thì  rủi  ro  được chuyển từ  người bán sang người mua tại lan can thành mạn tàu tại cảng X vào thời điểm giao hàng (có thể  giải thích thêm điều kiện FOB trong Incoterms 2010 của ICC)

      Tòa án Việt Nam có thẩm quyền theo Điều 410(2(e)) BLTTDS  . Theo  điều 769 BLDS, Pháp luật nơi  thực hiện hợp đồng được  áp dụng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

 

  •  105966
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…