DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các ưu đãi về chế độ BHXH đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Thứ nhất, thời gian hưởng chế độ ốm đau.

Người lao động làm nghề hoặc công việc NN, ĐH, NH hoặc đặc biệt NN, ĐH, NH thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thời gian hưởng chế độ ốm đau lâu hơn người làm việc trong điều kiện thường cụ thể:

Người lao động

Năm đóng BHXH

Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau

Ghi chú

Làm nghề hoặc NN, ĐH, NH hoặc đặc biệt NN, ĐH, NH thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Dưới 15 năm

40 ngày/năm

Căn cứ vào nghề, công việc và nơi làm việc của người lao động tại thời điểm người lao động bị ốm đau để tính thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau.

Từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm

50 ngày/năm

Từ đủ 30 năm trở lên

 

70 ngày/năm

Ví dụ 1: Bà A, có 13 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc trong điều kiện bình thường; từ tháng 01/2016 đến tháng 9/2016 bà A đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ 30 ngày. Tháng 10/2016, bà A chuyển sang làm nghề hoặc công việc NN, ĐH, NH. Ngày 25/10/2016, bà A bị ốm đau phải nghỉ 07 ngày làm việc.

Tại thời điểm nghỉ việc (tháng 10/2016), bà A làm nghề hoặc công việc NN, ĐH, NH nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm của bà A là 40 ngày, tính đến thời điểm ngày 25/10/2016 bà A mới nghỉ hưởng chế độ ốm đau 30 ngày trong năm 2016, do đó thời gian nghỉ việc 07 ngày do bị ốm đau của bà A được giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau.

Ví dụ 2: Bà B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm, làm công việc NN, ĐH, NH; từ tháng 01/2016 đến tháng 8/2016, đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 37 ngày; từ tháng 9/2016 bà B chuyển sang làm công việc trong điều kiện bình thường. Ngày 26/9/2016, bà B bị ốm đau phải nghỉ 03 ngày làm việc.

Tại thời điểm nghỉ việc do ốm đau (tháng 9/2016), bà B làm việc trong điều kiện bình thường nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm của bà B là 30 ngày; tại thời điểm đó bà B đã hưởng chế độ ốm đau 37 ngày trong năm 2016, do đó bà B không được hưởng trợ cấp ốm đau đối với 03 ngày nghỉ việc từ ngày 26/9/2016.

Thứ hai, về tuổi hưởng chế độ hưu trí.

Được hưởng lương hưu với độ tuổi sớm hơn hoặc không cần điều kiện về tuổi cụ thể như sau:

Người lao động

Điều kiện về tuổi

Năm đóng BHXH

Ghi chú

Nam

Nữ

- Tổng thời gian làm nghề hoặc công việc NN, ĐH, NH hoặc đặc biệt NN, ĐH, NH thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 đủ 15 năm trở lên.

Từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi

Từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi

20 năm

 

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

- Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt NN, ĐH, NH thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

 

 

20 năm

 

Hưởng lương hưu với mức thấp hơn

 Lưu ý:

- Người lao động thực tế làm nghề, công việc NN, ĐH, NH và đặc biệt NN, ĐH, NH nên ghi đúng chức danh nghề trong sổ bảo hiểm xã hội để được hưởng đầy đủ các chế độ. 

- Đối với trường hợp ghi chưa đúng chức danh nghề trong sổ bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Điều 98 Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn tại Công văn 4824/LĐTBXH-BHXH.

- Khi thực hiện điều chỉnh phải đảm bảo đúng tên nghề, công việc NN, ĐH, NH và đặc biệt NN, ĐH, NH theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Căn cứ pháp lý:

Điều 26, 54, 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Điều 4, 15, 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

 

  •  2836
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…