DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các trường hợp người lao động không phải đóng BHXH

 

 >>>03 trường hợp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội

>>>Những điều người lao động cần biết về bảo hiểm xã hội kể từ năm 2020

 

Theo quy định, người lao động tham gia vào quan hệ lao động có thể thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy những trường hợp nào người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội?

 

Bài viết dưới đây tổng hợp các trường hợp không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội theo pháp luật hiện hành. 

Căn cứ tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

>>>Người lao động là công dân Việt Nam

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

>>>Người lao động là công dân nước ngoài

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Trừ các đối tượng sau:

- Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động

>>>Người sử dụng lao động

 Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

 

 

Như vậy, người lao động sẽ không có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp sau:

 

- Thứ nhất: Theo quy định của pháp luật cũng như những phân tích ở trên, người lao động nếu không thuộc trường hợp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội.

 

- Thứ hai: Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không đi làm và không hưởng lương từ người sử dụng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.”

- Thứ ba: Người lao động đang trong thời gian thử việc theo Điều 26 Bộ luật lao động 2012.

 

Xong, trong trường hợp không phải đóng thì người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đảm bảo chế độ phúc lợi xã hội cho bản thân.

 

 

  •  783
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…