DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các phương thức "lách thuế" TNCN của NLĐ mà DN sử dụng

Công ty CP Thương mại Nguyễn Kim vừa bị Cục Thuế TP.HCM ra quyết định truy thu thuế TNCN 104 tỉ đồng, bị phạt vi phạm hành chính về thuế hơn 19,4 tỉ đồng. Một vấn đề chúng ta bắt đầu quan tâm đến là các chiêu trò để doanh nghiệp lướt thuế.

Dưới đây là nội dung mình tổng hợp được các phương thức mà các doanh nghiệp hay sử dụng để lách thuế thu nhập cá nhân của người lao động

 

1. Lấy lương cơ bản làm cơ sở tính thuế với người lao động. Số tiền còn lại bao nhiêu thì đưa vào tiền tăng ca để “né” thuế TNCN.

2. Tiền thưởng của người lao động cũng “biến” thành tiền ngoài giờ

3. Thay vì thưởng bằng tiền mặt, thưởng bằng cổ phiếu, thuế thu nhập cá nhân chỉ phát sinh khi bán đi cổ phiếu, với thuế suất theo một trong hai cách (1) 0,1% giá trị giao dịch; hoặc (2) 20% lợi nhuận chênh lệch giữa giá chuyển nhượng với giá mua cổ phiếu. Đương nhiên chẳng ai chọn cách nộp thuế 20% lợi nhuận vì như thế có khác nào đóng thuế với thuế suất 20% trên tổng tiền thưởng.

4. Hầu hết các chi cục thuế đều cho biết đã nhận được phản ứng của nhiều người dân khi họ bỗng nhiên có tên trong danh sách của một số doanh nghiệp. Theo các chi cục thuế, các kế toán làm thời vụ ở nhiều công ty đã... giúp chủ doanh nghiệp giảm thuế bằng cách đưa thêm tên của một số lao động ở doanh nghiệp khác vào.

Trong khi đó, với quy định hiện nay, chỉ cần bản sao CMND là có thể đăng ký mã số thuế nên nhiều trường hợp sinh viên làm thời vụ, tham gia game show, live show, hoặc lỡ đánh mất CMND... đã bị doanh nghiệp lợi dụng thông tin để đăng ký mã số thuế và kê khai thu nhập. Một đối tượng khác thời gian qua cũng thường bị lợi dụng thông tin là các bác sĩ, giáo viên về hưu. Khi bị phát hiện, các doanh nghiệp thường lấy lý do kế toán nhập nhầm dữ liệu và rút tên ra.

5. Khai khống là lao động thời vụ ba tháng, không ký hợp đồng lao động, chi phí lương cho những lao động khống cũng ở mức trung bình, chỉ 2-3 triệu đồng/tháng”

* Chế tài xử lý

 Trường hợp cố tình trốn thuế, né thuế và bị cơ quan thuế thanh tra phát hiện có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy mức độ vi phạm khác nhau.

- Xử lý hành chính

 Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Có những hành vi kê khai sai có thể xét đến các yếu tố chứng từ thể hiện thu nhập chi trả cho nhân viên trên sổ sách kế toán thì sẽ Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp Phạt 20% số tiền thuế thiếu

>>> quy định tại Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

- Trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 5 Điều 200 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: 

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188(Tội buôn lậu), 189 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới), 190 (Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm), 191 (Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm), 192 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả), 193 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm), 194 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), 195 ( Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi) và 196 ( Tội đầu cơ) của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; 

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp

 - Có tổ chức

-  Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm

thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; 

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này(Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm) , thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; 

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này (gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; 

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

chia sẻ những thủ thuật khác nếu bạn biết nhé!

 

 

  •  27013
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…