DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các ngành nghề nào không phải đăng ký kinh doanh?

Hiện nay, nhiều người thắc mắc rằng việc buôn bán không có địa điểm cố định có phải đăng ký kinh doanh không, bởi vì trường hợp cơ sở hoặc người kinh doanh hoạt động mục đích thương mại nhưng không đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt.
 
Trường hợp ngành nghề không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh có thể giúp nhiều người như sinh viên hay người lao động có thu nhập thấp dễ dàng kinh doanh tự do.
 
cac-nganh-nghe-nao-khong-phai-dang-ky-kinh-doanh
 
1. Kinh doanh ngành nghề nào không phải đăng ký kinh doanh?
 
Thương mại hoạt động cá nhân là một hình thức kinh doanh đã xuất hiện từ lâu, nó tự phát và chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ của các tiểu thương. Cụ thể hơn tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP.
 
Theo đó, cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
 
Như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại 2005. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:
 
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
 
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
 
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định.
 
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ.
 
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
 
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
 
Lưu ý: Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
 
2. Cá nhân được phép hoạt động thương mại ở đâu?
 
Căn cứ Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại, theo đó cá nhân kinh doanh hoạt động thương mại tuân thủ về việc lựa chọn địa điểm.
 
Trừ tr­ường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân  thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm sau đây:
 
- Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác.
 
- Khu vực các cơ quan nhà n­ước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế.
 
- Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn d­ược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn d­ược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam.
 
- Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các ph­ương tiện vận chuyển.
 
- Khu vực các tr­ường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ng­ưỡng.
 
- Nơi tạm dừng, đỗ của ph­ương tiện giao thông đang tham gia l­ưu thông, bao gồm cả đ­ường bộ và đ­ường thủy.
 
- Phần đ­ường bộ bao gồm lối ra vào khu chung c­ư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đ­ường, lề đ­ường của đ­ường đô thị, đ­ường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho ng­ười và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đ­ường hoặc phần vỉa hè đ­ường bộ đ­ược cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động th­ương mại.
 
- Các tuyến đ­ường, khu vực (kể cả khu du lịch) do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan đ­ược Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại.
 
- Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP nh­ưng không đ­ược sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại.
 
3. Các hành vi nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại
 
Đặc biệt nghiêm cấm cá nhân hoạt động th­ương mại chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động th­ương mại.
 
Ngoài ra, việc tr­ưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đ­ường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung cũng bị nghiêm cấm.
 
Tr­ường hợp tiến hành hoạt động th­ương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đ­ường bộ đ­ược cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì ngoài việc tuân thủ quy định, cá nhân hoạt động th­ương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó.
 
Đồng thời, cá nhân hoạt động th­ương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thi hành công vụ trong tr­ường hợp đ­ược yêu cầu di chuyển hàng hóa.
 
Phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động th­ương mại để tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong tr­ường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật.
 
Như vậy, những ngành nghề kinh doanh như bán hàng rong, đầu mối vận chuyển, cắt tóc, chụp ảnh, quà vặt,... những ngành nghề kinh doanh nhỏ lẻ thuộc dạng tiểu thương với thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế.
  •  6772
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…