DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các loại thuế phải nộp đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà cá nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. Vậy các khoản thuế mà cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp phải nộp có gì khác nhau?

*Định nghĩa

- Cá nhân kinh doanh: Theo quy định về những người phải nộp thuế tại Thông tư 92/2015/TT-BTC thì có thể hiểu cá nhân kinh doanh là cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các ngành nghề, lĩnh vực theo quy định pháp luật.

- Hộ kinh doanh: Do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

- Doanh nghiệp: Là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014)

*Bảng tóm tắt loại thuế phải nộp đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp

 

Cá nhân

kinh doanh

Hộ kinh doanh

Doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

Thông tư 92/2015/TT-BTC; Thông tư 302/2016/TT-BTC

Thông tư 92/2015/TT-BTC; Thông tư 302/2016/TT-BTC

Thông tư 302/2016/TT-BTC; Thông tư 78/2014/TT-BTCThông tư 219/2013/TT-BTC; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

Các loại

thuế phải nộp

- Đối với cá nhân kinh doanh có mức doanh thu từ <100 triệu đồng/năm: KHÔNG phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN

- Đối với cá nhân kinh doanh có mức doanh thu >=100 triệu đồng/năm trở lên:

- Lệ phí môn bài;

- Thuế GTGT;

- Thuế TNCN;

*Mức lệ phí môn bài cụ thể:

- Doanh thu hàng năm <100 triệu đồng: miễn phí môn bài

- Doanh thu từ 100 - 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng;

- Doanh thu từ 300 - 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng;

- Doanh thu từ trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng.

 

- Đối với hộ kinh doanh có mức doanh thu từ <100 triệu đồng/năm: KHÔNG phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN

- Đối với hộ kinh doanh có mức doanh thu >=100 triệu đồng/năm trở lên:

- Lệ phí môn bài;

- Thuế GTGT;

- Thuế TNCN;

*Mức lệ phí môn bài cụ thể:

- Doanh thu hàng năm <100 triệu đồng: miễn phí môn bài

- Doanh thu từ 100 - 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng;

- Doanh thu từ 300 - 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng;

- Doanh thu từ trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng.

 

- Lệ phí môn bài:

+ Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng: 20%.

+ Tổng doanh thu năm trên 20 tỷ: 22%

- Thuế giá trị gia tăng:

* Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có 3 mức thuế sau đây:

+ Mức thuế 10%

+ Mức thuế 5%

+ Mức thuế 0%          

* Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì sẽ tính thuê theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu.

- Thuế xuất nhập khẩu: doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.

- Thuế thu nhập cá nhân đối với thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.

- Các nhóm thuế khác tùy vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

 

Công thức

tính thuế

*Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

*Số thuế TNCH phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

 

 

 

  •  7059
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…