DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các khoản đóng BHXH được sử dụng như thế nào?

Hàng tháng, người sử dụng lao động và người lao động thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH đều phải đóng các khoản tiền nhất định cho cơ quan BHXH, bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN.

Đóng một khoản tiền không quá ít, cũng không quá nhiều mỗi tháng cho việc hưởng các phúc lợi về sau, nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng ngoài việc dùng cho việc chi trả cho các phúc lợi về sau, các khoản này được dùng để làm gì không?

Quỹ bảo hiểm xã hội

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn điều trên

Quỹ BHXH thu được từ các nguồn đóng của người lao động, người sử dụng lao động và ngân sách nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách…được dùng để:

- Chi trả các phúc lợi.

- Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu, người đang nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn, chế độ thai sản, …

- Chi phí quản lý BHXH.

- Đầu tư.

Trong đó, hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH bao gồm:

1. Mua trái phiếu Chính phủ

Thời hạn đầu tư mua trái phiếu Chính phủ tùy thuộc vào thời hạn của từng loại trái phiếu như các loại tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc do Bộ Tài chính phát hành tại thị trường trong nước.

2. Cho ngân sách nhà nước vay

Thời hạn cho vay được tính kể từ ngày cho vay đến ngày thu nợ; thời hạn cho vay cụ thể của từng hợp đồng cho vay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận nhưng tối đa không quá 10 năm.

Lãi suất cho vay bằng mức lãi suất trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời điểm cho vay. Trường hợp tại thời điểm cho vay, Bộ Tài chính không phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, thì áp dụng mức lãi suất trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn phát hành tại thời điểm gần nhất.

3. Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Thời hạn gửi tiền được tính kể từ ngày gửi đến ngày thu hồi; thời hạn cụ thể tùy theo từng hợp đồng gửi tiền do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ngân hàng thương mại thỏa thuận nhưng tối đa không quá 03 năm.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư, tận dụng triệt để những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi tại từng thời điểm trong năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động trong việc áp dụng thời hạn gửi tiền (ngày, tuần, tháng, năm) nhưng phải đảm bảo nguyên tắc thu hồi vốn đúng thời hạn, lãi suất tiền gửi hợp lý và không ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư vào các hình thức khác đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.

- Lãi suất và điều chỉnh lãi suất gửi tiền:

Mức lãi suất gửi tiền do các bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn và không thấp hơn lãi suất huy động bình quân cùng kỳ hạn tại thời điểm gửi tiền của mỗi sở giao dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc 4 ngân hàng thương mại:

 + Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam.

 + Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

 + Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

 + Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Việc lựa chọn sở giao dịch của mỗi ngân hàng thương mại do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.

Trong thời gian thực hiện hợp đồng gửi tiền, khi mức lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng kỳ hạn, lãi suất huy động bình quân cùng kỳ hạn của các ngân hàng thương mại quy định có biến động tăng hoặc giảm đến 30% so với mức lãi suất của hợp đồng gửi tiền đang có hiệu lực, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ngân hàng thương mại nhận gửi tiền thỏa thuận điều chỉnh lãi suất gửi tiền theo tỷ lệ tương ứng để bảo đảm quyền lợi của các bên.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác định lãi suất gửi tiền căn cứ vào mức lãi suất huy động bình quân cùng kỳ hạn của những sở giao dịch ngân hàng thương mại nào, thì khi điều chỉnh lãi suất gửi tiền cũng phải căn cứ vào lãi suất huy động bình quân cùng kỳ hạn của những sở giao dịch ngân hàng thương mại đó.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải mở hồ sơ lưu đầy đủ các biểu lãi suất huy động của ngân hàng thương mại đã lựa chọn để xác định lãi suất hoặc điều chỉnh lãi suất gửi tiền (bản chính hoặc bản phô tô hoặc bản fax) phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Thời gian đầu tư tùy theo từng dự án nhưng tối đa không quá 05 năm.

Lãi suất đầu tư không thấp hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời điểm đầu tư.

5. Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội vay

Thời hạn cho vay được tính kể từ ngày cho vay đến ngày thu nợ; thời hạn cho vay cụ thể của từng hợp đồng cho vay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và bên vay thỏa thuận nhưng tối đa không quá 05 năm.

Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn lãi suất trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do bên vay phát hành tại thời điểm gần nhất với thời điểm cho vay.

Lưu ý: các khoản đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội vay tối đa không vượt quá 40% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.

Căn cứ pháp lý:

- Luật bảo hiểm xã hội 2014.

- Dự thảo Nghị định quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, BHYT, BHTN. (Xem chi tiết tại file đính kèm)

  •  5759
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…