DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các hình thức đầu tư tại Việt Nam?

Các hình thức đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư 2014, bài viết này xin được làm rõ một số nội dung cho mình như sau:

1.    Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 44 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP
Trong đó, việc đầu tư thành lập tổ chức kinh tế đối với nhà đầu tư trong nước sẽ thực hiện theo quy định chung của pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư. Còn đối với việc thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý thêm các quy định sau:
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Việc đăng ký đầu tư và đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện theo “cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài” được quy định tại Điều 24 của Nghị định 118/2015/NĐ-CPThông tư 02/2017/TT-BKHĐT.
2.    Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Đây là hình thức nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) đang hoạt động để thực hiện hoạt động đầu tư. Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 24, 25, 26 Luật Đầu tư 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 46 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.
Lưu ý:Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế thì không phải thực hiện thủ tục cấp GCN đầu tư; tuy nhiên đối với những dự án sau thì Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn:
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
(căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư 2014 và điểm a, điểm b khoản 2 Điều 46 Nghị định 118/2015/NĐ-CP)
3.    Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP 
Hình thức đầu tư theo hợp đồng PPP được quy định tại Điều 27 Luật đầu tư 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Theo đó, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
4.    Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Theo quy định tại Điều 28, 29 Luật Đầu tư 2014 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Như vậy, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng (theo quy định tại Điều 49, 50 của Luật Đầu tư 2014).

 

  •  818
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…