DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các hình thức chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp

 

 

Các doanh nghiệp có thể chấm dứt (hoặc bị buộc chấm dứt trong một số trường hợp) tồn tại theo các phương thức:chuyển đổi hình thức  doanh nghiệp, chia, hợp nhất, sáp nhập,giải thể( theo sự điều chỉnh của luật Doanh nghiệp 2005 ) và phá sản doanh nghiệp (theo sự điều chỉnh của luật phá sản 2004).

Các hình thức chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, chấm dứt tồn tại một doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2005,doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh sinh lợi, sẽ đến những thời điểm vì các nguyên nhân khác nhau, mà doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của mình.

Chấm dứt tồn tại một doanh nghiệp có nghĩa kết thúc mọi hoạt động từ kinh doanh cho đến hoạt động nội bộ cũng như sự tồn tại cả trên mặt thực tế lẫn pháp lý của doanh nghiệp đó. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp tạo lập nên các mối quan hệ kinh doanh với các chủ thế khác trong xã hội, nên việc chấm dứt của nó còn ảnh hưởng đến quyền lợi của những chủ thể khác liên quan đến doanh nghiệp. Vì lẽ đó, nhằm bảo vệ lợi ích chung của nền kinh tế, pháp luật đã đưa ra những quy định rất rõ ràng về việc chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể chấm dứt (hoặc bị buộc chấm dứt trong một số trường hợp) tồn tại theo các phương thức:chuyển đổi hình thức  doanh nghiệp, chia, hợp nhất, sáp nhập,giải thể( theo sự điều chỉnh của luật Doanh nghiệp 2005 ) và phá sảndoanh nghiệp( theo sự điều chỉnh của luật phá sản 2004).

Chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp:

Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp có thể hiểu là việc thay đổi hình thức tổ chức, cơ cấu doanh nghiệp từ loại hình này sang loại hình khác theo quy định của pháp luật, việc chuyển đổi này có thể dẫn tới việc thay đổi cấu trúc tài chính. Có 3 phương thức chuyển đổi trong hình thức này:

Từ công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn ( một thành viên hay từ hai đến năm mươi thành viên ) và ngược lại;

Từ công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai đến năm mươi thành viên chuyển đổi thành công ty trách nhiệm một thành viên và ngược lại;

Từ doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc từ hai đến năm mươi thành viên).

Doanh nghiệp bị chuyển đổi sẽ chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý. Tuy nhiên, thực tế thì doanh nghiệp đó vẫn còn hoạt động, chỉ là dưới một hình thức khác mà thôi. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản nợ, nghĩa vụ, cũng như quyền lợi của doanh nghiệp cũ đều được chuyển sang cho doanh nghiệp mới.

 

Chia, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Chia doanh nghiệp theo điều 150 luật Doanh nghiệp là việc doanh nghiệp tổ chức dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần chia thành nhiều doanh nghiệp khác cùng loại hình. Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không thể bị chia ra.Việc chia này có thể theo nhiều tiêu chí, tùy vụ việc, có thể là chia vốn, chia địa bàn kinh doanh…Doanh nghiệp bị chia sẽ chấm dứt tồn tại, các nghĩa vụ và quyền lợi của nó sẽ được chuyển qua cho các công ty mới thành lập từ việc chia doanh nghiệp này.Các công ty mới này phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, hoặc thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động.

Với hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp thì có liên quan nhiều hơn tới chiến lược kinh doanh.Hợp nhất là việc nhiều doanh nghiệp độc lập về tư cách pháp lý, cùng chuyển quyền và nghĩa vụ của mình vào một doanh nghiệp mới duy nhất, các doanh nghiệp tham gia hợp nhất sẽ chấm dứt tồn tại của mình.Hơi khác đi với hình thức hợp nhất, sáp nhập là việc các doanh nghiệp chuyển quyền và nghĩa vụ của mình vào doanh nghiệp nhận sáp nhập.Không có doanh nghiệp mới được sinh ra và các doanh nghiệp tham gia sáp nhập sẽ chấm dứt hoạt động.Lưu ý, hai hình thức này không áp dụng với doanh nghiệp tư nhân.

Ba hình thức trên đây được đưa vào chung một nhóm, bởi lẽ chúng có chung một mục đích là giúp doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới trong thời gian ngắn nhất, dễ dàng nắm bắt được công nghệ, tạo dựng thương hiệu ở những lĩnh vực mới.

Giải thể

Về bản chất đây là một thủ tục hành chính chấm dứt hoạt động kinh doanh theo quyết định của những người sở hữu doanh nghiệp dựa trên nhiều lí do khác nhau. Khác với các hình thức đã nêu trước đó, sau khi hoàn tất thủ tục giải thể, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chấm dứt tồn tại và hoạt động, không có một doanh nghiệp mới nào tiếp tục thừa hưởng quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó nữa. Do đặc điểm này, một điều kiện tiên quyết để có thể tiến hành và hoàn tất thủ tục giải thể đó là, doanh nghiệp phải có đủ tài sản để trả nợ và thanh toán đầy đủ các khoản đó.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp bị giải thể. Ở đây, cần phải nắm rõ là doanh nghệp có thể bị giải thể trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất, do doanh nghiệp chủ động nộp đơn cho Cơ quan có thẩm quyền, xin phép được giải thể. Với trường hợp này, điều cần lưu ý đó là chủ thể được quyền quyết định việc giải thể của công ty: với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênlà chủ doanh nghiệp; với công ty hợp danh là sự đồng thuận của tất cả các thành viên hợp danh; với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai đến năm mươi thành viên là Hội đồng thành viên; với công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông.

Thứ hai, do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải giải thể trong những tình huống cụ thể sau dây:

- Doanh nghiệp hết thời gian hoạt động được ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh mà không có quyết định gia hạn

- Các công ty có nhiều thành viên không thể đáp ứng đủ số lượng thành viên tối thiểu trong vòng 6 tháng.Ví dụ, pháp luật quy định, công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên, nhưng sau kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp vẫn không có đủ 2 thành, cũng không có quyếtđịnh chuyển đổi hình thức kinh doanh, sẽ bị buộc phải giải thể .

- Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Phá sản:

Phá sản là một thủ tục tư pháp được thực hiện nhằm giải quyết tình trạng không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.Để tiến hành thủ tục phá sản, trước hết chủ thể phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các chủ thể này có thể là chủ nợ không có đảm bảo hoặc có đảm bảo một phần; người lao động bị nợ lương hoặc không được chi trả các khoản nợ khác; cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần theo quy định của điều lệ công ty; chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đối với các loại hình khác.Trên thực tế, có trường hợp những chủ thể trên không thể nhận biết được việc doanh nghiệp đang sắp lâm vào tình trạng phá sản, dẫn đến họ không chủ động nộp đơn, và khi doanh nghiệp thật sự vỡ nợ, chính bản thân họ cũng như nền kinh tế trong nước sẽ gặp khó khăn, tổn thất. Để tránh tình trạng như thế xảy ra, Luật phá sản quy định rằng: trong khi Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thanh tra, Cơ quan quản lý vốn, Tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết, để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ được xem xét áp dụng biện pháp phục hồi, với điều kiện là Hội nghị chủ nợ phải đồng ý và doanh nghiệp xây dựng được một phương án kinh doanh mới hiệu quả, khả thi. Nếu xét thấy không thể phục hồi được doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện luôn thủ tục thanh lý, và chính thức chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp tại thời điểm này.

Ngoài ra các nghĩa vụ trả nợ được nhà nước quy định theo thứ tự như sau: Nợ nhà nước, các khoản tài chính liên quan đến phúc lợi, lương, nợ lương của người lao động, tiếp đó là nợ có đảm bảo, nợ không có đảm bảo và cuối cùng phần tài sản còn lại sau khi chỉ trả hết các khoản trên  mới được trả chủ sở hữu doanh nghiệp.

Trên đây là các hình thức chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp, có hình thức đem lại nhiều lợi ích, có thể sử dụng làm chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, cũng có những trường hợp xảy ra ngoài sự mong muốn và tính toán của họ. Hi vọng các doanh nghiệp sẽ lựa chọn được những hình thức tốt nhất cho mình, cũng như tránh được sự kết thúc không mong muốn với hai hình thức giải thể và phá sản.

Nguồn:  PLF.vn

 

  •  8914
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…