DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các hành vi cấm trong hôn nhân

Nguyên tắc của việc kết hôn là sự tự nguyện từ hai phía. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào kết hôn cũng là hợp pháp.

Căn cứ khoản 2 điều 5 và điểm d khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc cấm kết hôn trong các trường hợp sau đây:

Kết hôn giả tạo

Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. (Khoản 11, điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)

Trên thực tế, Kết hôn giả tạo còn có nghĩa là là việc hai bên đồng ý kết hôn theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu.

Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.

Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.

Cản trở kết hôn  là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật  hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

Các hành vi này vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân và pháp luật về Hôn nhân gia đình cũng có các biện pháp xử phạt với các hành vi như trên 

Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Hành vi này vi phạm chế độ một vợ một chồng và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. 

Những người cùng dòng máu trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Yêu sách của cải trong kết hôn

Đối với những người có yêu sách trong kết hôn như đòi hỏi vật chất một cách quá đáng và coi đó là một trong những điều kiện để kết hôn, nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện giữa nam nữ.

Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Gia đình là các tế bào của xã hội, kết hôn trên cơ sở tự nguyện là nền tảng để xây dựng một gia đình hạnh phúc và tốt đẹp. Pháp luật rất chú trọng và quy định rất chi tiết về các vấn đề hôn nhân và gia đình

Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

  •  48286
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…