DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các cơ sở chăn nuôi cần đảm bảo những điều kiện gì?

Sắp tới để thực hiện chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính,  "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020" đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, để phát huy được cơ hội mới, ngành chăn nuôi rất cần những giải pháp đột phá. Vừa qua, Quốc hội soạn thảo Dự thảo Luật chăn nuôi. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chăn nuôi phải thực hiện các điều kiện sau đây: 
 
- Thực hiện đăng ký chăn nuôi với Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
 
- Chỉ được nuôi các giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi cấm sản xuất, kinh doanh; 
 
- Giống vật nuôi phải rõ nguồn gốc;
 
- Vị trí, địa điểm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải phù hợp với quy hoạch của địa phương; 
 
- Có hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn. Có biện pháp thu gom, xử lý xác súc vật ốm, bệnh, chết, loại thải, phân, chất độn chuồng, nước thải bảo đảm an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường;
 
 Đối với cơ sở sản xuất giống:
 
- Thực hiện các quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này;
 
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống bố mẹ phải có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi, chăn nuôi- thú y có trình độ trung cấp trở lên; 
 
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân phải có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi- thú y; 
 
- Có hồ sơ theo dõi giống, lưu trữ hồ sơ theo dõi giống ít nhất 3 năm; 
 
- Thiết lập hệ thống sổ sách ghi chép nhật ký quá trình sản xuất, kinh doanh. Lưu trữ hồ sơ theo dõi và sổ sách ghi chép trong thời gian ít nhất là 2 năm.
 
Đối với hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi nhỏ lẻ:
 
- Chỉ được nuôi các giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi cấm sản xuất, kinh doanh;
 
- Nơi (khu, chuồng) chăn nuôi phải tách biệt với nhà ở;
 
- Thường xuyên vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi,
 
- Phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý chất thải, tiêu hủy, xử lý xác súc vật ốm, chết, loại thải theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường;
 
- Trong mỗi lứa nuôi, phải thực hiện khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về số lượng đầu con, chủng loại giống vật nuôi, mục đích chăn nuôi.
 
Xem thêm nội dung Dự thảo Luật chăn nuôi, cụ thể về các quy định liên quan đến quản lý chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; quy định về chăn nuôi, kinh doanh các loại thú cưng, động vật cảnh, động vật hoang dã; quy định về bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi; nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, công nhận giống vật nuôi; những nguyên tắc xuất, nhập khẩu; những nguyên tắc quản lý chất lượng, quản lý nhà nước về chăn nuôi tại đây
  •  4015
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…