DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Các biện pháp thực thi quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ mà có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hình sự, hành chính.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

 

1.                    Hành chính

Theo Khoản 27 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt như hành chính, cụ thể:

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

 

Các hành vi bị xử phạt hành chính cũng như mức phạt, thủ tục , thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP

2.       Hình sự

 

Theo Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự

 

Cũng theo Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 và Điểm a, b Khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể:

 

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

3. Dân sự

Biện pháp này được áp dụng đối với các hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do các hành vi xâm phạm gây ra. Ngay cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp khác như hành chính, hình sự thì cũng có thể áp dụng biện pháp dân sự,

Để xử lý theo biện pháp này, chủ sở hữu công nghiệp phải thực hiện thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự và thủ tục áp dụng biện pháp dân sự theo như pháp luật quy định

 

Theo điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về biện pháp dân sự thì:

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (sở hữu công nghiệp) bằng biện pháp dân sự được quy định cụ thể tại Chương XVII Luật sở hữu trí tuệ 2005;

 

4.  Các biện pháp khác

– Biện pháp khẩn cấp tạm thời: Áp dụng theo yêu cầu của chủ sở hữu đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm về nguyên vật liệu, phương tiện sản xuất và kinh doanh bằng hình thức thu giữ, niêm phong, cấm di chuyển, cấm dịch chuyển quyền sở hữu và cấm thay đổi hiện trạng (Điều 207, 208 Luật sở hữu trí tuệ 2005).

– Biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính: Giữ người, giữ hàng hóa và tang vật cũng như phương tiện vi phạm; khám người và phương tiện vận tải; khám kho cấu giấu hàng hóa và phương tiện vi phạm. Ngoài ra còn bao gồm các biện pháp hành chính đã được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (Điều 215 Luật sở hữu trí tuệ 2005)

– Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến SHCN: áp dụng đối với trường hợp chủ sở hữu công nghiệp yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa xuất nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN hoặc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các hàng hóa đó (Mục 2 Chương XVIII Luật sở hữu trí tuệ 2005)

  •  2173
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…